Nhựa Duy Tân bán 70% cổ phần của 5 công ty con cho người Thái
Nhựa Duy Tân hoạt động trong lãnh vực sản xuất bao bì mỹ phẩm, bao bì thực phẩm, nhựa gia dụng. Ảnh: Duytan.
Công ty nhựa Duy Tân được đánh giá là một trong những công ty nhựa hàng đầu tại thị trường Việt Nam với hơn 33 năm trong lãnh vực sản xuất bao bì mỹ phẩm, bao bì thực phẩm, nhựa gia dụng.
Hiện Nhựa Duy Tân đang chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực nhựa gia dụng. Nhà sáng lập công ty là ông Trần Duy Hy, hiện giữ chức chủ tịch HĐQT. Công ty sản xuất 116.000 tấn sản phẩm mỗi năm cho cả phân khúc khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng lẫn hộ gia đình với 16.000 điểm bán.
Chia sẻ với báo chí, ông Lê Anh, Phó tổng giám đốc Nhựa Duy Tân, cho biết theo thỏa thuận được ký kết trực tuyến ngày 9.2 vừa qua thì Duy Tân sẽ bán 70% số cổ phần của 5 trong tổng số 22 công ty thành viên cho SCG. Trong đó, có hai công ty quan trọng trong tập đoàn, chuyên về nhựa bao bì và nhựa gia dụng là Công ty cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân và Công ty cổ phần Duy Tân Long An.
Lý do Duy Tân hợp tác với đại gia Thái vì Công ty sẽ khai thác được nền tảng, thế mạnh và đóng góp của hai bên trong chuỗi cung ứng. Ảnh: Vneconomy |
Cũng theo ông Lê Anh, SCG sẽ mua cổ phần của các công ty này theo lộ trình 3 năm, bắt đầu từ 2021 và có thể đạt mức cao nhất 70% khi kết thúc lộ trình. Cũng theo đại diện Duy Tân, dựa vào tình hình kết quả kinh doanh nên quá trình mua cổ phần của SCG mới kéo dài như vậy.
Lý do Duy Tân hợp tác với đại gia Thái vì Công ty sẽ khai thác được nền tảng, thế mạnh và đóng góp của hai bên trong chuỗi cung ứng. Việc bán vốn 70% cho SCG, theo khẳng định của ông Lê Anh, là định hướng chiến lược đã được lên kế hoạch từ lâu của Duy Tân nhằm mục tiêu phát triển mảng bao bì nhựa cứng, sản phẩm nhựa gia dụng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu. Nguồn lực từ việc bán cổ phần lần này sẽ được sử dụng vào phát triển mảng nhựa kỹ thuật cao và nhà máy tái chế mà Duy Tân đang tập trung thực hiện.
Biên lãi doanh thu của Nhựa Duy Tân tăng trưởng đều đặn hàng năm với tốc độ 18%. Tương ứng lợi nhuận gộp cũng tăng trưởng, mức biên bình quân đạt khoảng 20%. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế tương đối biến động, giai đoạn 2016-2019 giảm sút mạnh. Riêng năm 2020, Công ty báo lợi nhuận tăng đột biến 197%, từ mức 61 tỉ lên 181 tỉ đồng. Trong khi doanh thu chỉ tăng 10% so với năm ngoái, đạt mức 4.478 tỉ đồng. Được biết, phần lớn doanh thu của Duy Tân đến từ trong nước.
Cũng phải nói thêm, vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp nhựa gia dụng trong nước khó cạnh tranh với sản phẩm nhựa nhập khẩu của Thái Lan, Trung Quốc và các sản phẩm nhựa trong khu vực. Vì vậy, trước Nhựa Duy Tân, nhiều doanh nghiệp trong nước đã phải "bán mình" cho đối tác ngoại.
Đại gia Thái SCG đang nắm giữ nhiều doanh nghiệp Nhựa Việt
Tập đoàn SCG bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1992. Hiện SCG có hơn 20 công ty con tại Việt Nam hoạt động trên 3 lĩnh vực gồm hóa dầu, bao bì và xi măng - vật liệu xây dựng. SCG trước đó đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại các doanh nghiệp Việt như Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh, Prime Group....
Công ty Bao bì SCG (SCGP) được biết đến là 1 trong 3 công ty lớn nhất của Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã tiến hành nhiều thương vụ M&A lớn nhỏ tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua như, công ty gạch Prime Group, Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh…
Tháng 6.2018, SCG đã ký thỏa thuận mua lại 29% cổ phần của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) trong dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (Dự án Long Sơn), tăng vốn sở hữu từ 71% lên 100%.
SCG đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại các doanh nghiệp Việt như Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh, Prime Group....Ảnh: tinnhanhchungkhoan |
Cuối năm 2020, SCG tiến hành mua lại là công ty nhựa Biên Hoà. Theo đó, SCG chi 2.070 tỉ đồng, tương đương 89 triệu USD, để sở hữu 94% vốn Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa. Đây là doanh nghiệp sản xuất bao bì lâu đời, được thành lập năm 1968. Năm 2020, Bao bì Biên Hoà đạt doanh thu thuần 1.700 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 146 tỉ đồng.
Kết thúc năm 2020, SCG Việt Nam ghi nhận doanh thu 26.574 tỉ đồng (1.144 triệu USD), giảm 10% so với cùng kỳ, chủ yếu giảm tại mảng ngành kinh doanh Xi măng- VLXD và xuất khẩu từ Thái Lan. Tính đến ngày 31.12.2020, SCG Việt Nam sở hữu khối tài sản trị giá 111.044 tỉ đồng (4.806 triệu USD), tăng 50% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ ngành hoá dầu.
►Người Thái liên tục tung tiền mua doanh nghiệp Việt
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Phi Vũ