S&P cảnh báo nguy cơ hạ bậc xếp hạng tín dụng do biến đổi khí hậu
Theo đánh giá của tổ chức xếp hạng hàng đầu thế giới S&P, nhiều quốc gia nhiệt đới sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn hạ bậc xếp hạng tín dụng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra. Theo đó, S&P đã chỉ ra mối tương quan giữa biến đổi khí hậu và mức độ xếp hạng tín dụng (sovereign debt rating), nhất là đối với các nước có nền kinh tế mới nổi.
Được biết, đề tài biến đổi khí hậu hiện đang được nhiều người rất quan tâm, khi nhiệt độ trung bình tại nhiều nơi trên thế giới trong năm nay đã lên cao kỷ lục. Theo báo cáo đánh giá của Trung tâm Khí tượng Mỹ cho biết nhiều khả năng thế giới sẽ còn nóng hơn nữa trong năm 2016.
Marko Mrsnik, chuyên gia nghiên cứu của S&P tại Madrid vừa mới công bố một đề tài nghiên cứu mang tựa đề "Khi thế giới ấm lên: Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng như thế nào". Đây cũng là lần đầu tiên S&P thực hiện nghiên cứu để đưa ra các con số ước tính về sự tác động của biến đổi khí hậu lên xếp hạng tín dụng. Bản nghiên cứu này được công bố ngay trước thềm Hội nghị biến đổi khí hậu sắp diễn ra tại Paris vào tuần tới.
Tác động của các thảm họa tự nhiên lên xếp hạng tín dụng do biến đổi khí hậu gây ra |
Dựa trên những số liệu tính toán của S&P thì tại Đông Nam Á, hai nước Việt Nam và Thái Lan nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm điểm tín dụng cao nhất, do dự xuất hiện của nhiều cơ bão quốc tế với tần suất thường xuyên hơn và cấp độ cũng mạnh hơn. Ngoài ra, S&P còn đưa ra số lượng ước tính rằng nợ công của Việt Nam có thể sẽ tăng hơn 4%/GDP so với kịch bản biến đổi khí hậu không xẩy ra.
Đại diện S&P đưa ra lý giải rằng khi các thảm họa xảy ra sẽ khiến cho chi phí tái xây dựng khắc phục hậu quả từ những thảm họa thiên nhiên sẽ tăng cao. Điều này sẽ khiến cho chính phủ nhiều nước phải dành ra một khoản ngân sách khá lớn cho vấn đề này. Theo đó, biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các khoản nợ của chính phủ.
"Xếp hạng tín dụng của các nước có nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển chịu tác động của biến đổi khí hậu nhiều hơn các nước phát triển. Nói chung, những mô phỏng của chúng tôi cho thấy rằng những thiệt hại từ các cơn lốc xoáy ở các vùng nhiệt đới gây ra lớn hơn hậu quả từ những cơn lũ lụt. Đặc biệt, hầu hết các rủi ro của biến đổi khí hậu thường bắt nguồn từ các cơn lốc xoáy nhiệt đới, trong đó có Việt Nam", đại diện của S&P cho biết.
Vì vậy, các nhà đầu tư quỹ ETF có xu hướng từ chối các khoản đầu tư liên quan đến các khoản nợ của các nước nằm trong vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu. Đơn cử, iShares J.P. Morgan USD Emerging Markets Bond (EMB) hiện đang nắm giữ trái phiếu chính phủ trị giá 4,7 tỷ USD của hai nước Indonesia và Sri Lanka. Tuy nhiên tổ chức này lại không đầu tư vào trái phiếu của hai nước Việt Nam và Thái Lan.
Hạnh Đinh
Nguồn Barron's,
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam