Hủy
Kinh Doanh

Tháng 8 chỉ số CPI tăng cao

Chủ Nhật | 29/08/2021 17:47

chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với cuối năm ngoái. Ảnh: TL.

 
 
Nhu cầu thực phẩm ở những tỉnh thành giãn cách tăng cao đã khiến cho giá tiêu dùng tháng 8 tăng cao.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 2,51% so với cuối năm ngoái và tăng 2,82% so với cùng kỳ 2020. Tuy nhiên, do CPI trong 7 tháng đầu năm ở mức thấp, tính chung 8 tháng, CPI chỉ tăng 1,79% so với cùng kỳ 2020 và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Lạm phát cơ bản tháng 8 giảm 0,02% so với tháng trước, nhưng tăng gần 1% so cùng kỳ. Lạm phát cơ bản bình quân từ đầu năm tăng 0,9%. Giá lương thực, thực phẩm tăng trong giai đoạn giãn cách xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do diễn biến phức tạp của COVID-19 khiến nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội. Các biện pháp này làm đứt gãy các chuỗi cung ứng khiến tăng chi phí hàng hóa, việc di chuyển giữa các địa phương phát sinh chi phí xét nghiệm cho nhân viên, cho tới các khoản chi phí bù đắp hoạt động.

 

Tháng trước, Tổng cục Thống kê đã công bố tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,25% so với tháng 12/2020 và tăng 2,64% so với tháng 7/2020. Tính chung 7 tháng năm 2021, CPI tăng 1,64% so với cùng kỳ 2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 7 tháng tăng 0,89%.

Nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2021 tăng là giá lương thực, thực phẩm tăng tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch COVID-19, người dân có tâm lý lo ngại thiếu hàng hóa đã tăng tích trữ. Trong khi đó, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới và giá điện sinh hoạt tăng theo nhu cầu sử dụng trong mùa nắng nóng.

Theo Tổng cục Thống kê, trong mức tăng 0,62% của CPI tháng 7/2021 so với tháng trước có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm và 1 nhóm giữ giá ổn định.

Ảnh: TL.
Lạm phát cơ bản tháng 8 giảm 0,02% so với tháng trước, nhưng tăng gần 1% so cùng kỳ. Ảnh: TL.

Cụ thể, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 2,36% (làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm), chủ yếu do các đợt nắng nóng trong tháng làm chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 3,38%, bên cạnh đó giá gas tăng 7,77%...

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,67% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm) do nhu cầu tích trữ hàng hóa của người dân tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội tăng đột biến làm giá lương thực, thực phẩm tăng.

Trong 3 nhóm hàng giảm giá, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 giảm 0,1% so với tháng trước... Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% so với tháng trước do giá điện thoại di động giảm 0,12% và phụ kiện điện thoại thông minh, máy tính bảng giảm 1,77%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,03% do nhu cầu tiêu dùng giảm khi các địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 7/2021 giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 0,99% so với cùng kỳ 2020. Bình quân 7 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,64%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu, điện và giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 7 và 7 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Doanh nghiệp dược phẩm làm ăn ra sao trong "mùa dịch"?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới