Những vị trí ngành công nghệ thông tin có lương 100 triệu/tháng
Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Ảnh: TL.
Theo báo cáo “Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam - Developers Recruitment State 2021" công bố bởi TopDev, giám đốc công nghệ, giám đốc thông tin (CTO, CIO) là vị trí có lương trung bình tháng cao nhất, ở mức 5.776 USD, tương đương hơn 132 triệu đồng.
Các vị trí tiếp theo có mức lương khoảng 4.000 USD, tương đương mức 100 triệu đồng/tháng thuộc về cấp quản lý và kiến trúc sư công nghệ.
Giám đốc công nghệ, giám đốc thông tin (CTO, CIO) là vị trí có lương trung bình tháng cao nhất, ở mức 5.776 USD, tương đương hơn 132 triệu đồng.Ảnh: TL. |
Các vị trí CTO, CIO hoặc quản lý công nghệ vốn vẫn được coi là mục tiêu nghề nghiệp cao nhất với nhiều trách nhiệm hơn và khả năng thích ứng với kỷ nguyên “bình thường mới”.
TopDev đánh giá những vị trí này giờ đây không còn giới hạn như trước, từ quản lý con người, quản lý hiệu suất, lập kế hoạch và chiến lược, đến quản lý rủi ro, an ninh mạng và đáp ứng khả năng mở rộng song hành cùng với sự ổn định.
Để đạt được điều này, các nhà quản lý phải nắm vững các kỹ năng cơ bản vững chắc, xử lý các công việc quản lý, tối ưu hóa công nghệ/sản phẩm dựa trên công nghệ của công ty và điều chỉnh kịp thời.
Trong các kỹ sư công nghệ thông tin (IT), kỹ sư trí tuệ nhân tạo có mức lương trung bình tháng thuộc hàng cao nhất với khoảng 3.000 USD, tương đương mức 70 triệu đồng.
Các vị trí được trả lương cao nhất yêu cầu một số kỹ năng đặc biệt như về phân tích dữ liệu, máy học hoặc trí tuệ nhân tạo. Do tác động của COVID-19 dẫn đến thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh, tầm quan trọng của dịch vụ đám mây và DevOps đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu về các kỹ sư này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và cùng với đó, mức lương ngày càng tăng, lần lượt đạt khoảng 3.000 USD và 2.000 USD mỗi tháng.
Các vị trí tiếp theo có mức lương khoảng 4.000 USD, tương đương mức 100 triệu đồng/tháng thuộc về cấp quản lý và kiến trúc sư công nghệ. Ảnh: TL. |
TopDev cho biết ba ngành có thu nhập cao hàng đầu hiện nay là an ninh, công nghệ cao và fintech (công nghệ tài chính). Du nhập vào Việt Nam từ năm 2015, lĩnh vực công nghệ cao, như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây được coi là chìa khóa mang lại lợi thế cạnh tranh, là xu hướng bắt buộc trong năm 2021.
Trong khi đó, fintech là ngành được đánh giá thật sự cần thiết đối với các ngân hàng và tất cả hệ thống quản trị doanh nghiệp. Kết quả khảo sát của TopDev cho thấy, theo các lập trình viên, ngành kỹ thuật trí tuệ nhân tạo và dịch vụ đám mây sẽ phát triển nhất trong năm nay, theo sau là fintech/thanh toán và thương mại điện tử/bán lẻ.
Vào 2020, xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày cũng như nơi làm việc. Sự phát triển của mua sắm trực tuyến, quản lý trực tuyến và tầm quan trọng của an ninh mạng đã khiến những ngành này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Dựa trên báo cáo thị trường IT năm 2020 của TopDev và tốc độ tăng trưởng số lượng lập trình viên tại Việt Nam, dự kiến năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực công nghệ thông tin.
Trong các kỹ sư công nghệ thông tin (IT), kỹ sư trí tuệ nhân tạo có mức lương trung bình tháng thuộc hàng cao nhất với khoảng 3.000 USD, tương đương mức 70 triệu đồng. Ảnh: TL. |
Đáng chú ý, thị trường đã có những chuyển động và phân loại rõ ràng về nhân lực công nghệ ở các cấp độ khác nhau. Những người linh hoạt hơn và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khắt khe mới của doanh nghiệp sẽ nhận được mức tăng lương trung bình nhanh hơn so với thị trường.
Ngoài kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng mềm đã trở thành một tiêu chí quan trọng trong quá trình nhà nhân sự/ nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên IT. Kết quả khảo sát cho thấy ba kỹ năng mềm quan trọng hàng đầu dành cho lập trình viên bao gồm khả năng thích ứng, tư duy phát triển và kỹ năng hợp tác/làm việc nhóm.
Có thể nói, ngành công nghệ thông tin với tốc độ thay đổi nhanh chóng cũng như sự gián đoạn của COVID-19 đã tạo ra áp lực lên khả năng thích ứng của mỗi lập trình viên, đòi hỏi họ phải có tư duy phát triển phù hợp để bảo vệ mình khỏi sự đào thải của các xu hướng và công nghệ mới.
Năng lực giao tiếp và hợp tác tốt giữa các thành viên trong đội ngũ và với các bộ phận liên quan đóng vai trò then chốt trong quá trình vận hành kinh doanh và phát triển sản phẩm hiệu quả.
Leflair trở lại, lợi hại còn không?
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư