Hủy

Kịch nói đang vắng bóng mỹ nhân?

Thứ Hai | 23/02/2009 16:19

 
 
Ở lĩnh vực ca nhạc, thời trang hay điện ảnh, nhiều nhan sắc cứ lộng lẫy tỏa sáng, trong khi trên sân khấu kịch nói hình như người đẹp đang ngày càng khan hiếm dần.

Nếu nhìn qua các trang báo đầy màu sắc hay những chương trình trẻ trung trên truyền hình, ai cũng có thể thấy đang có rất nhiều mỹ nhân xuất hiện. Thế nhưng, nhan sắc chỉ tỏa sáng ở lĩnh vực ca nhạc, thời trang hay điện ảnh, còn sân khấu kịch nói hình như đang khan hiếm người đẹp!

Kịch nói thiếu mỹ nhân

Mùa xuân thường đem tới nhiều hoài niệm, do đó trong ký ức những người yêu sân khấu Việt Nam bỗng nhiên hiện về biết bao nhiêu gương mặt quyến rũ. Nếu tuồng hay chèo ít khán giả thì đành chịu phận hẩm hiu, chứ kịch nói, từ khi có mặt tại Việt Nam, đã được công chúng đón nhận rất nồng nhiệt, nên những mỹ nhân sàn diễn hoàn toàn có cơ hội trở thành thần tượng. Lấy cột mốc giai đoạn đổi mới (năm 1986), khi kịch bản của Lưu Quang Vũ làm mưa làm gió đã có những người đẹp nổi danh như Kim Cương, Thanh Tú, Hoàng Cúc, Minh Hòa, Lê Khanh, Lan Hương, Minh Hằng, Thu Hà, Hồng Vân, Kim Xuân, Thanh Thủy, Tú Trinh… Và sau đó là một khoảng trống đáng để chúng ta giật mình.

Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, sàn diễn kịch nói cũng từng phập phồng hy vọng có một thế hệ mỹ nhân như Quách Thu Phương, Kim Oanh, Khánh Huyền, Hoàng Trinh, Hương Giang, Ngọc Trinh, Hoàng Lan, Vân Anh… Hơi tiếc là họ không thể bật lên được, để thành những ấn tượng đậm nét trong lòng người hâm mộ. Chưa kể, có vài mỹ nhân sau mấy vai diễn đã lặng lẽ quay lại hài lòng với cuộc sống đời thường như Thúy Hà của Nhà hát kịch Hà Nội hay Mai Huê của Nhà hát Tuổi Trẻ.

Đến giai đoạn xã hội hóa, bắt đầu từ sự ra đời của những sân khấu kịch tư nhân như Sân khấu Kịch Sài Gòn, Sân khấu Kịch Phú Nhuận..., các tụ điểm sân khấu đã sáng đèn liên tục, tạo điều kiện cho một lớp mỹ nhân khác xuất hiện như Bảo Châu ở Sân khấu kịch Sài Gòn, Mỹ Uyên ở Nhà hát Sân khấu Nhỏ, Thanh Thúy và Thanh Vân ở Sân khấu kịch Phú Nhuận, Kiều Thanh và Thu Hường ở Nhà hát kịch Hà Nội… Họ bắt đầu được khán giả chú ý, được giao những vai quan trọng và chờ cơ duyên để có thể tạo được những hình tượng mới mang tính chất đột phá trên sàn diễn kịch nghệ.

Cái khó của sân khấu là diễn viên phải có một độ chín nhất định về trải nghiệm cảm xúc mới có thể hóa thân vào vai diễn một cách thuyết phục. Do đó, cần phải có thời gian để có thể thành công trong kịch, diễn viên kịch nói cũng phải tâm huyết với nghề nhiều hơn so với diễn viên điện ảnh. Chúng ta có thể thấy diễn viên kịch nói dễ dàng có vai diễn trên phim ảnh, nhưng con đường ngược lại thường rất hiếm hoi. Tính đến nay, chỉ có Hồng Ánh là có chỗ đứng tương đối vững vàng khi chuyển từ điện ảnh sang sân khấu. Những diễn viên điện ảnh khác như Mỹ Duyên hay Như Phúc thì chỉ xem sàn diễn giống như một cuộc dạo chơi ngẫu hứng.

Đi tìm nguyên nhân

Công chúng chưa hề bi quan về sàn diễn kịch nói, nhưng cần một chút ưu tư để nói thẳng với nhau rằng: sân khấu đang khủng hoảng thiếu người đẹp. Việc tìm nguyên nhân cho thực trạng này không đơn giản. Tuy nhiên, ở đây không thể đổ lỗi cho… Thượng đế và càng không thể phân bua may nhờ rủi chịu về sự phát triển của sân khấu nước nhà. Theo NSND Hoàng Dũng, Giám đốc Nhà hát kịch Hà Nội, các mỹ nhân thưa vắng trên sàn diễn, một phần do sự đãi ngộ. Bây giờ, ở các lĩnh vực khác, các mỹ nhân có nhan sắc và tài năng có thể kiếm được thu nhập cao hơn rất nhiều lần so với lĩnh vực sân khấu. Kinh tế thị trường mà, không thể trách sự tính toán chính đáng của các cô gái đẹp. Có lẽ, muốn thành danh mỹ nhân sàn diễn cần một chút thiệt thòi vật chất chăng? Thực tế, rất nhiều diễn viên kịch nói phải làm thêm nghề đóng phim, chụp ảnh quảng cáo hoặc lồng tiếng mới mong giữ được tình yêu sân khấu của bản thân.

Đành rằng, đóng phim dễ nổi tiếng hơn đóng kịch, nhưng vẫn phải nêu thêm một nguyên nhân nữa cho sự thưa vắng mỹ nhân sân khấu, đó là sự khan hiếm kịch bản. Nữ nghệ sĩ hết lòng đấy, đang tuổi xuân thì đấy, nhưng làm sao thu hút khán giả với một vai diễn có tính cách lờ mờ, có số phận nhạt nhòa. Mỹ nhân không chê sàn diễn, có thể cam đoan như vậy. Nếu sân khấu có một cánh cửa rộng hơn, thì mỹ nhân sẽ xuất hiện nhiều hơn khi tấm màn nhung kéo lên.

TỦ SÁCH DOANH NHÂN

MBA dành cho lãnh đạo

Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc khám phá và nắm bắt những nguyên lý quản trị của các chương trình MBA.

Không phải ngẫu nhiên mà Chương trình MBA (Master of Business Administration) trở thành một trong những tiêu chí được các doanh nghiệp trên toàn thế giới hướng tới và quan tâm trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo. Tính toàn diện và ứng dụng cao trong nội dung của Chương trình MBA đáp ứng được nhu cầu thiết thực của các công ty. Các chương trình MBA vì thế xuất hiện rộng rãi trên tất cả các châu lục. MBA tự nhiên trở thành một từ phổ thông trong giới quản trị và cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, xung quanh thuật ngữ này cũng có không ít vấn đề tranh cãi: chất lượng của các chương trình MBA, thời gian, chi phí… đặc biệt là tính phù hợp cho các đối tượng lãnh đạo doanh nghiệp vốn không có nhiều thời gian.

Phối hợp cùng Viện Marketing và Quản trị Việt Nam, Công ty Cổ phần Tinh Văn giới thiệu đến cộng đồng doanh nhân Việt Nam cuốn sách “MBA dành cho lãnh đạo” của tác giả Steven Silbiger nhằm giúp bạn đọc khám phá và nắm bắt những nguyên lý quản trị đang được giảng dạy tại các chương trình MBA hàng đầu thế giới một cách cô đọng nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Nắm bắt các nội dung của cuốn sách, bạn có thể tự tin trong kiến thức và ứng dụng các nguyên lý quản trị hiện đại vào công việc hàng ngày. Cuốn sách cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học quản trị kinh doanh hoặc ngành kỹ thuật muốn trang bị thêm những kiến thức nền tảng của quản trị kinh doanh.

Công ty Cổ phần Tinh Văn

www.bwportal.com.vn


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới