Việt Nam là điểm đến làm việc hấp dẫn nhất ASEAN
Nguồn ảnh: QH
Số liệu được công bố trong báo cáo về "Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam" của Navigos Group.
Đối với các nhân sự là người nước ngoài, khi được hỏi về điều tốt nhất khi làm việc tại Việt Nam, 3 yếu tố đi đầu đều liên quan đến các điều kiện sống.
Trong đó, 18% số người được hỏi cho rằng Việt Nam cho họ có những trải nghiệm mới trong công việc và cuộc sống; 17% cho rằng họ có thu nhập cao hơn so với nước họ đang sống và chi phí cho mức sống thấp hơn; 17% cho rằng "đất nước Việt Nam có tình trạng an toàn về mặt địa lý và chính trị.
Cũng theo khảo sát của Navigos Group, 1/2 người nước ngoài đến Việt Nam làm việc do có hứng thú trong trải nghiệm văn hóa và môi trường làm việc tại đây, trong đó 25% hứng thú với văn hóa Việt Nam, 24% muốn được trải nghiệm thị trường mới.
Điều này cũng đã phản ánh việc các ứng viên nước ngoài không thể hiện quá nhiều tham vọng được thăng tiến cao hơn khi làm việc tại Việt Nam khi có tới 65% không có mong đợi thăng tiến.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: VTV |
Trong đó, đánh giá về những thách thức cho việc thăng tiến tại Việt Nam, top 3 các lý do được ứng viên tham gia khảo sát lựa chọn nhiều nhất lần lượt là: Rào cản ngôn ngữ (34%); Chính sách ưu tiên người bản địa cho vị trí Quản lý cấp cao (24%); Thiếu sự thấu hiểu trong phong cách quản lý tại Việt Nam (21%).
Ngoài ra, về vấn đề phúc lợi, khảo sát của Navigos Group cho biết, top 3 những phúc lợi đặc biệt mà họ đang nhận được nhiều nhất lần lượt là: Kinh phí cho việc dịch chuyển sang Việt Nam; Chi phí cho nhà ở; Hỗ trợ chi phí khi về nước. Tuy nhiên, top 3 phúc lợi được đánh giá quan trọng nhất là: Phúc lợi về sức khỏe (khám bệnh định kỳ, chi phí tham gia dịch vụ thể thao…); Nghỉ phép có lương (Nghỉ phép hàng năm, việc cá nhân, làm việc tại nhà…) và Chi phí nhà ở.
Báo cáo cũng cho biết, thang điểm đánh giá về mức độ hài lòng chung của ứng viên nước ngoài đạt ở mức 3,5/5. Trong đó, chiếm 56% cho rằng họ hài lòng ở các mức độ khác nhau. Có 17% cho rằng họ cảm thấy thất vọng ở mức độ khác nhau. Các chế độ phúc lợi chi tiết đều được đánh giá ở mức hài lòng hoặc trên hài lòng.
Đáng chú ý, mặc dù đạt được sự hài lòng đối với các chính sách đãi ngộ và phúc lợi, nhưng khi so sánh với chế độ tại quê nhà thì có đến 53% cho rằng đất nước của họ vẫn có chính sách tốt hơn; có 26% cho rằng các chính sách tại Việt Nam tốt hơn, 19% cho rằng không có sự khác biệt.
Ông Gaku Echizenya, Tổng giám đốc của Navigos Group Việt Nam chia sẻ: “Trong cuộc cách mạng 4.0, nếu như chúng ta luôn hướng đến tạo ra “môi trường làm việc đa dạng hóa” và xây dựng một “nền văn hóa doanh nghiệp giao thoa”, thì việc có một đội ngũ ứng viên cấp cao người nước ngoài là điều nên cân nhắc cho doanh nghiệp.
►Nhân lực ngành tài chính – ngân hàng: Thừa nhân sự, thiếu kinh nghiệm
►Vì sao du khách Hàn Quốc lại thích tới Việt Nam?
Nguồn Navigos Group
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Công Sang