Cấp cứu đột quỵ cũng phải biết cách
Tại buổi hội thảo mới đây, các diễn giả là bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM đã trình bày báo cáo về các phương pháp điều trị đột quỵ hiện nay.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số này tử vong. Số người được cứu sống lại có nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm, như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói và nuốt, rối loạn tâm lý.
Ba dấu hiện cảnh báo đột quỵ phổ thông mà ai cũng có thể nhận biết là méo miệng, liệt tay, chân cùng bên hoặc rối loạn ngôn ngữ. Dù vậy, thân nhân người bị đột quỵ thường lúng túng, xử trí sai khiến tình trạng bệnh nhân càng nặng hơn.
Nguyên tắc FAST giúp phát hiện người bị đột quỵ |
Số liệu thống kê của Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận 2.544 ca đột quỵ từ tháng 2.2017 đến 2.2018. Trong số này có 14% bệnh nhân đến sớm trong khoảng thời gian 4,5 giờ đầu từ khi đột quỵ, có hơn 9% đến trong khoảng thời gian 4,5 - 6 giờ, gần 41% đến khoảng thời gian 6 - 24 giờ và gần 36% đến sau 24 giờ.
Như vậy, có khoảng 75% bệnh nhân đến bệnh viên đã vượt quá thời gian vàng cứu chữa, ông Thắng nhận định. Về nguyên tắc, cứ mỗi 15 phút điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm 4% nguy cơ tử vong, đồng nghĩa tăng 4% cơ hội sống sót.
Theo Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM, khi có bệnh nhân đột quỵ, cần phải đưa đến bệnh viện gần nhất nhưng cũng phải là bệnh viện có quy trình điều trị đột quỵ.
Bà Mai Thị Hương Lan, Bác sĩ Chuyên khoa 1, Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết, cứ mỗi 30 phút, 1 bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ được cứu lại phải chết hoặc tàn phế bởi vì họ được đưa vào điều trị tại bệnh viện không phù hợp, nơi không có đơn vị đột quỵ, không có đội ngũ bác sĩ có thể điều trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp phẫu thuật lấy huyết khối.
“Cứ mỗi phút thiếu tưới máu thì não sẽ mất khoảng 1,9 triệu nơron thần kinh” mỗi phút", bác sĩ Hương cho biết. Kinh nghiệm của bác sĩ Thắng là ngoài việc chẩn đoán đột quỵ đúng và sớm, cần tìm được bệnh viện có đơn vị điều trị đột quỵ, có được phương tiện vận chuyển đúng cách và báo trước cho bệnh viện để chuẩn bị đón bệnh nhân.
Cũng trong sáng 17/11, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn thành lập Đơn vị khám chữa bệnh Đột quỵ trực thuộc khoa Nội thần kinh. Như vậy, TP.HCM có khoảng 12 đơn vị điều trị đột quỵ ở các bệnh viên lớn, có trách nhiệm khám, tầm soát, điều trị ngoại trú và nội trú các bệnh liên quan đến đột quỵ. Hiện cả nước đã có trên 40 trung tâm, đơn vị điều trị đột quỵ.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Surajit Rakshit