Cổ phiếu “họ" FLC đồng loạt tăng trần
Hình ảnh minh họa: PV.
Phiên giao dịch 8/6, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tích cực và gần như duy trì đà tăng từ đầu phiên sáng đến cuối phiên. Tuy nhiên, càng về cuối phiên, áp lực bán gia tăng khiến VN-Index thu hẹp đà giảm.
Kết thúc phiên 8/6, chỉ số VN-Index đóng cửa tăng hơn 16,5 điểm, chính thức vượt mốc 1.300 điểm sau nhiều phiên lình xình đi ngang. Thị trường cũng đồng thuận đi lên khi toàn sàn HOSE có tới 389 mã tăng, trong đó có 46 mã tăng trần, và chỉ có 80 mã giảm. Thanh khoản ở sàn HOSE duy trì ở mức cao, ghi nhận hơn 16.756 tỉ đồng được giao dịch, cao hơn so với mức trung bình 20 phiên gần nhất.
Cổ phiếu "họ FLC" đồng loạt tăng trần ở phiên giao dịch 8/6. Ảnh: SSI |
Như vậy, sau 7 phiên liên tiếp “mấp mé” ở vùng 1.300 điểm, chỉ số VN-Index đã chính thức chinh phục thành công mốc 1.300 điểm. Trong “bữa tiệc” 1.300 điểm ấy, nhóm cổ phiếu có liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) cũng không đứng ngoài “cuộc vui”. Ngay từ phiên sáng, 4 cổ phiếu có liên quan đến FLC bao gồm ROS, AMD, HAI và ART đều đồng loạt tăng trần với khối lượng hàng triệu cổ phiếu được giao dịch.
Đà tăng của nhóm cổ phiếu này diễn ra trong bối cảnh công cuộc điều tra vụ thao túng giá chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch của FLC vẫn đang được diễn ra. Quá trình điều tra xác định từ ngày 1/9/2016 đến ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo bà Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết, là nhân viên kế toán thuộc Ban Kế toán, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC), liên hệ với các cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân thành lập công ty.
Diễn biến giá của các cổ phiếu "họ FLC" trên thị trường. Ảnh: FireAnt. |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Quyết, bà Huế liên hệ và cùng những người thân trong gia đình thành lập 20 công ty, đồng thời mượn, sử dụng chứng minh nhân dân của 26 người thân mở tổng cộng 450 tài khoản chứng khoán đứng tên bà Huế và các công ty, cá nhân tại 41 công ty chứng khoán (120 tài khoản mở tại Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS, 330 tài khoản mở tại các công ty chứng khoán khác), để: (1) liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; (2) mua bán khớp chéo (không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu); (3) mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa; (4) đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán đối với 6 mã chứng khoán.
Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thông báo tìm các nhà đầu tư (người bị hại) mua các mã cổ phiếu có liên quan đến FLC để phục vụ công tác điều tra.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công an tìm người bị hại mua cổ phiếu ‘họ’ FLC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Vũ Hoài
-
Phi Vũ