Hủy
Tài Chính

Những điều quan trọng nhà đầu tư cần xem xét từ cuộc họp của FED

Minh Duy Thứ Tư | 17/03/2021 13:20

Chủ tịch FED Powell đang là người cầm trịch và những gì ông ấy nói vào ngày 17.3 sẽ quyết định xem khi nào FED sẽ dừng mua trái phiếu hay tăng lãi suất. Ảnh: AP.

 
 
Bất cứ động thái nào của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong cuộc họp sắp tới đều có thể tác động mạnh mẽ lên thị trường.

Theo Financial Times, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ sẽ đưa ra tuyên bố chính thức lúc 14h ngày 17.3, ngay sau cuộc họp của FED. Cuộc họp của FED diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ được cải thiện mạnh mẽ so với lần họp cuối cùng hồi tháng 1. Đó là số ca nhiễm COVID-19 đã giảm bớt so với đợt lây nhiễm mùa đông, việc triển khai tiêm chủng đang được đẩy nhanh và kế hoạch kích thích 1.900 tỉ USD của Tổng thống Joe Biden đã được ban hành, với dòng tiền đã đến tay các hộ gia đình ở Mỹ. 

Với sự gia tăng lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất trong hơn 1 năm và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, các chính sách tiền tệ của FED đang trở thành tâm điểm chú ý và ngày càng có nhiều câu hỏi đặt ra là khi nào FED không còn theo đuổi những chính sách lỏng lẻo nữa.

Chủ tịch FED Jerome Powell có khả năng sẽ phải trả lời những câu hỏi về chính sách lãi suất thấp cũng như các hoạt động mua tài sản của FED trong cuộc họp báo diễn ra sau cuộc họp định kỳ 2 ngày, dự kiến bế mạc vào 17.3.

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ những động thái của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell. Ảnh: Reuters.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ những động thái của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell. Ảnh: Reuters.

Sau đây là những điều mà nhà đầu tư cần xem xét từ cuộc họp của FED:

Tăng trưởng tốt hơn, nhưng tốt hơn bao nhiêu? 

Không có nghi ngờ gì về việc các quan chức FED sẽ nâng cấp các dự báo kinh tế so với lần hồi tháng 12.2020, dự kiến ​​tăng trưởng 4,2% trong năm nay. 

Kể từ đó, các nhà kinh tế khu vực tư nhân đã vội vàng công bố các dự báo tốt hơn. Ngân hàng Goldman Sachs kỳ vọng sản lượng sẽ tăng 8% vào năm 2021. FED cũng sẽ đưa ra các dự báo lạc quan hơn về nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, sau cuộc họp ngày 17.3, nhà đầu tư sẽ có ý tưởng tốt hơn về mức độ tự tin của FED. 

Ngoài ra, điều quan trọng sẽ là đánh giá của FED về việc lạm phát có thể hướng đến đâu, với kỳ vọng về sự tăng vọt giá liên quan đến gói kích cầu. Trong những dự báo cuối cùng của mình, lạm phát chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân được dự báo sẽ tăng dần trong những năm tới để đạt mức 2% vào năm 2023.

“Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu các quan chức FED có dự kiến ​​sẽ vượt qua mục tiêu đó thời điểm họ dự đoán, hay thậm chí sớm hơn”, Chiến lược gia toàn cầu tại Quỹ JPMorgan – ông David Kelly nhận định. 

Những “cột mốc” sẽ nói lên điều gì? 

Theo các quan chức FED, “biểu đồ chấm” - bản đồ dự đoán về lãi suất chính của FED, không nên được coi là một tín hiệu về ý định chính sách.

Tuy nhiên, trong tuần này, “các con mắt” của nhà đầu tư sẽ đổ dồn vào việc liệu các quan chức FED có dự đoán mức tăng sớm hơn từ lãi suất chạm đáy ở Mỹ hay không khi triển vọng kinh tế được cải thiện.

Hồi tháng 12, dự báo trung bình của FED cho thấy: ​​lãi suất chính dự kiến của ngân hàng trung ương sẽ duy trì trong khoảng 0 - 0,25% cho đến cuối năm 2023. 

Các nhà kinh tế Aneta Markowska và Thomas Simons tại Jefferies lưu ý: “Với mức độ tác động lớn của các sửa đổi dự báo có khả năng xảy ra, thật khó để biện minh cho việc không thay đổi triển vọng chính sách của FED”.

Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ có tăng quá nhanh không?

Kể từ cuộc họp chính sách hồi tháng 1, con số nợ của chính phủ Mỹ hiện ở mức 21.000 tỉ USD. Mặc dù, sản lượng đã tăng lên mức trước cuộc khủng hoảng COVID-19. Và khi các nhà đầu tư định vị danh mục đầu tư của họ cho lạm phát cao hơn, tăng trưởng mạnh hơn và triển vọng của FED kéo dài thời gian tăng lãi suất, điều kiện giao dịch đôi khi trở nên hỗn loạn.

Cho đến nay, các quan chức hàng đầu của FED vẫn miễn cưỡng chống lại sự tăng vọt của lợi tức Kho bạc Mỹ, với việc ông Jerome Powell đưa ra những nhận định làm rung chuyển thị trường trái phiếu vốn nhiều biến động. Điều đó có thể tác động tới cổ phiếu. 

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi bất kỳ tín hiệu nào từ FED về kế hoạch quản lý sự gia tăng chi phí đi vay, đặc biệt nếu nó bắt đầu gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế.

 

Các biện pháp khắc phục khả thi có thể bao gồm các điều chỉnh đối với chương trình mua tài sản trị giá 120 tỉ USD của ngân hàng trung ương, bằng cách chuyển phần lớn việc mua trái phiếu sang nợ có thời hạn dài hơn hoặc tăng quy mô tổng thể của nó.

Các ưu đãi vốn thời COVID-19 có còn được duy trì?

Chủ tịch FED Powell cũng có khả năng phải đối mặt với các câu hỏi về số phận của việc nhượng bộ quy định dành cho các ngân hàng Mỹ khi bắt đầu đại dịch, dự kiến ​​sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch FED Powell cũng có khả năng phải đối mặt với các câu hỏi về số phận của việc nhượng bộ quy định dành cho các ngân hàng Mỹ khi bắt đầu đại dịch, dự kiến ​​sẽ hết hạn vào cuối tháng này. Ảnh: Reuters.

Hồi tháng 4 năm ngoái, các nhà quản lý Mỹ đã cho phép người cho vay loại trừ Kho bạc và dự trữ tiền mặt khi tính toán lượng vốn bổ sung mà họ cần nắm giữ. Điều đó nhằm khuyến khích các ngân hàng mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang gặp khó khăn cũng như đóng một vai trò lớn hơn trên thị trường Kho bạc Mỹ.

Theo các nhà đầu tư, việc không mở rộng các quy tắc khoan dung hơn có thể làm ảnh hưởng đến các điều kiện giao dịch vốn đã biến động trên thị trường trái phiếu chính phủ lớn nhất thế giới.

Cựu nhân viên FED Roberto Perli và là trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách toàn cầu tại Cornerstone Macro cho biết: “Không gia hạn miễn trừ có khả năng buộc các ngân hàng phải bán trái phiếu Kho bạc. Con đường ít rủi ro nhất đối với FED là sẽ gia hạn các khoản miễn trừ ít nhất từ sáu tháng đến một năm”.

Liệu FED có thực hiện các điều chỉnh?

Các nhà đầu tư cũng đã theo dõi chặt chẽ khi lãi suất ngắn hạn giảm mạnh xuống mức thấp mới kể từ đầu năm. Điều này dẫn đến suy đoán rằng FED có thể phải điều chỉnh một chút lãi suất để đảm bảo lãi suất chính sách chính của họ ở giữa biên độ mục tiêu từ 0 - 0,25%.

Bộ Tài chính Mỹ đã công bố kế hoạch giảm gần một nửa lượng tiền mặt dự trữ kỷ lục 1.600 tỉ USD hiện có trong tài khoản của FED vào cuối tháng 3. Đến tháng 7, Bộ này đặt mục tiêu giảm xuống còn 500 tỉ USD.

Việc giảm lượng tiền mặt dự trữ này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính với gần 1.000 tỉ USD dự trữ tiền mặt ở ngân hàng. Do đó, nó tạo thêm áp lực giảm đối với lãi suất ngắn hạn. 

Giám đốc điều hành Joseph Abate tại Barclays cho biết: FED có thể chống lại điều này bằng cách điều chỉnh lãi suất mà họ trả cho các ngân hàng đối với khoản dự trữ mà ngân hàng nắm giữ tại FED. 

Có thể bạn quan tâm:

“Bộ tứ kim cương” hoạch định chiến lược vaccine để giảm quyền ảnh hưởng của Trung Quốc


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới