Hủy
Thế giới

37 tỉ USD bị rút khỏi quỹ tài sản lớn nhất toàn cầu

Kim Anh Thứ Tư | 13/05/2020 14:17

Ảnh: Bloomberg.

 
 
Na Uy có kế hoạch rút 382 tỉ kroner (37 tỉ USD) khỏi quỹ tài sản quốc gia.

Bloomberg đưa tin, Chính phủ Na Uy có kế hoạch rút kỷ lục 382 tỉ kroner, tương đương 37 tỉ USD từ quỹ tài sản của mình. Điều này đã buộc các quỹ đầu tư lớn nhất thế giới phải bán tài sản để thu tiền mặt.

Theo Bloomberg, động thái rút lượng tiền mặt lớn này chưa từng có trong lịch sử. Số tiền mà Na Uy rút khỏi quỹ tài sản quốc gia lớn gấp 4 lần con số kỷ lục hồi năm 2016.

Động thái này cho thấy quy mô thiệt hại kinh tế do tác động kép của COVID-19 và sự sụt giảm của thị trường dầu mỏ toàn cầu khi các nhà sản xuất dầu thô lớn nhất Tây Âu đang phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II.

Lần đầu tiên, chính phủ Na Uy rút lượng tiền còn lớn hơn dòng tiền mặt của quỹ 1.000 tỉ USD tạo ra từ dòng tiền từ cổ tức và thanh toán lãi vay.

Na Uy thực hiện rút tiền ròng kỷ lục từ quỹ tài sản của mình. Nguồn: Bloomberg.
Na Uy thực hiện rút tiền ròng kỷ lục từ quỹ tài sản của mình. Nguồn: Bloomberg.

Một phát ngôn viên của Bộ Tài chính cho biết, ước tính dòng tiền của quỹ trong năm nay là 249 tỉ kroner. Điều đó có nghĩa là họ phải bán khoảng 133 tỉ kroner tài sản, tương đương 13 tỉ USD. Trong một tài liệu ngân sách được công bố, Bộ Tài chính đề cập tới dòng tiền mặt trị giá 258 tỉ kroner, bao gồm thu nhập từ quỹ tài sản nội địa của Na Uy, người phát ngôn này cho biết.

“Đây rõ ràng là một sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang trong cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ. Điều này cho thấy tác động kép giá dầu và dịch bệnh COVID-19 đến nền kinh tế Na Uy”, ông Erica Dalsto, Giám đốc Chiến lược tại SEB nói.

Bán trái phiếu

Quỹ này có khả năng phải bán ra trái phiếu để đổi lấy tiền mặt, có thể là dưới dạng bán ngay và bán khi trái phiếu đến hạn.

Chính phủ Na Uy thường sử dụng nguồn thu từ dầu mỏ để bù đắp thâm hụt ngân sách hàng năm. Cho đến năm 2016, thâm hụt ngân sách đã được bù đắp bằng nguồn thu từ xăng dầu của nhà nước, cụ thể là thuế, cổ phần trong các lĩnh vực ở nước ngoài và cổ tức từ Equinor ASA.

Khi Chính phủ thặng dư ngân sách, họ có thể gửi tiền vào quỹ. Trong năm 2016 và 2017, thay vì gửi tiền thì họ đã rút tiền do doanh thu từ dầu mỏ bị sụt giảm.

Năm 2020, mọi thứ thay đổi. Chính phủ Na Uy kỳ vọng sẽ chi một khoản tiền kỷ lục 420 tỉ kroner cho các gói hỗ trợ để thúc đẩy nền kinh tế, trong đó có sự suy sụp của thị trường dầu mỏ.

Chính phủ dự báo dòng tiền ròng từ hoạt động dầu khí sẽ giảm 62% xuống 98 tỉ kroner, mức thấp nhất kể từ năm 1999.

Sức khỏe tài chính

Na Uy có một quy tắc tài khóa tự đặt rằng họ sẽ sử dụng không quá 3% giá trị quỹ mỗi năm để bù thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, trong thời kỳ khủng khoảng tỉ lệ này có thể được nâng lên.

Trong năm 2020, tỉ lệ này đã lên tới 4,2%, lần đầu tiên vượt quá hạn mức kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.

* Có thể bạn quan tâm 

►Lo ngại tái nhiễm COVID-19, chứng khoán châu Á tiếp tục giảm điểm

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới