Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, Việt Nam liệu có hưởng lợi?
Lần cuối cùng Ấn Độ chặn xuất khẩu ngũ cốc là vào năm 2007 và 2008, quyết định này đã gây ra cuộc khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài nhiều năm.
Một vài tháng trước, khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mì vì đợt nắng nóng kéo dài, thị trường lương thực thế giới đã có một phen xôn xao. Nhưng may mắn thay Ấn Độ lại không phải là nước xuất khẩu lúc mì chủ lực. Cơn ác mộng chỉ thật sự đến nếu Ấn Độ cắt đứt các lô hàng gạo, vì đây là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cho đến nay.
Theo Reuters, vào ngày 8/9, Ấn Độ đã áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu trong một nỗ lực làm dịu giá nội địa. Mức thuế này sẽ khiến người mua quay lưng với Ấn Độ, chuyển hướng sang các nước đối thủ là Thái Lan và Việt Nam, những quốc gia vốn đang gặp khó khăn trong việc tăng số lượng các lô hàng và giá.
Chính phủ đã loại trừ gạo đồ* và gạo basmati khỏi thuế xuất khẩu, nhưng gạo trắng và gạo lứt sẽ bị áp thuế, vốn chiếm hơn 60% lượng xuất khẩu của Ấn Độ, ông BV Krishna Rao, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ cho biết.
*Gạo đồ (parboiled rice) còn gọi là gạo chuyển đổi và gạo dễ nấu, là gạo đã được đun sôi một phần trong vỏ trấu.
Thời điểm Ấn Độ ngừng xuất khẩu lúa mì thì giá gạo trong nước đã chạm mức thấp nhất trong 5 năm, do nguồn cung toàn cầu dồi dào và đồng rupee suy yếu. Mọi thứ hiện đã thay đổi. Đầu tiên, các vụ lúa của Ấn Độ đang bị ảnh hưởng bởi một căn bệnh “còi cọc” bí ẩn do virus gây ra. Tệ hơn nữa, lượng mưa dưới mức trung bình ở các bang sản xuất gạo quan trọng như Tây Bengal, Bihar và Uttar Pradesh đã làm dấy lên lo ngại về năng suất sản xuất gạo ở nước này, vốn đã cấm xuất khẩu lúa mì và hạn chế vận chuyển đường trong năm nay.
Nước đi đúng đắn?
Động thái cấm xuất khẩu bắt nguồn từ nỗi lo của các quan chức Ấn Độ về nguồn cung giảm và lạm phát trong nước. Nếu lệnh cấm xuất khẩu gạo được thông qua thì đây có thể sẽ là một sai lầm nghiêm trọng, theo các chuyên gia.
Lần cuối cùng Ấn Độ chặn xuất khẩu ngũ cốc là vào năm 2007 và 2008, quyết định này đã gây ra cuộc khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài nhiều năm. Việc lặp lại lệnh cấm đó sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển - vốn gặp khó khăn do chiến tranh tại Ukraine kéo chi phí lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao - trong khi các nước này lại có ít có khả năng chi trả nhất.
Lệnh cấm xuất khẩu cũng không làm giảm lạm phát trong nước hoặc cải thiện an ninh lương thực của Ấn Độ. Vào tháng 8, chính phủ Ấn Độ có 28 triệu tấn gạo trong kho dự trữ (cao hơn nhiều so với ngưỡng dự trữ bắt buộc 11 tấn của chính phủ), nên sẽ không có chuyện kho sớm cạn kiệt trong tương lai gần.
Giá xuất khẩu gạo tăng đều mỗi năm cho đến khi Ấn Độn cấm xuất khẩu vào năm 2007-08 |
Trong khi đó, các nhà kinh tế nông nghiệp Ashok Gulati và Ritika Juneja đã chỉ ra rằng lạm phát ở Ấn Độ chủ yếu được thúc đẩy bởi giá nhiên liệu và rau củ quả; giá gạo chỉ chiếm hơn 2% mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng tháng trước.
Chính phủ hiện đang tập trung vào việc hạn chế xuất khẩu gạo 100% tấm, loại gạo thường được sử dụng làm thức ăn gia súc và đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trong trường hợp đó, người chăn nuôi lợn ở Trung Quốc sẽ bị tác động trực diện. Với tỉ suất lợi nhuận thấp nhiều hộ sẽ không thể tiếp tục kinh doanh, khiến nguồn cung lợn bị thu hẹp. Đồng thời giá thịt lợn tăng hơn 20%, đẩy lạm phát tiêu dùng nói chung ở Trung Quốc lên mức cao nhất trong hai năm.
Nông dân đóng gạo thành từng bao ở ngoại ô thành phố Ahmedabad, miền tây Ấn Độ. Ảnh: Reuters. |
Canh tác hiệu quả
Tuy nhiên, cũng nên xem xét kỹ lưỡng xem cuộc khủng hoảng gạo này có ý nghĩa như thế nào đối với ngành nông nghiệp của Ấn Độ. Nói một cách đơn giản, mặc dù Ấn Độ có thể là vựa gạo của thế giới, nhưng lại hoạt động chưa tối ưu.
Gạo nói riêng vẫn phụ thuộc quá nhiều vào gió mùa. Khu vực Tây Bengal, Bihar và đông Uttar Pradesh là những vùng không phát triển được hệ thống tưới tiêu phù hợp. Kết quả là, nông dân ở các bang đó phải vật lộn để sản xuất các vụ mùa ổn định.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, năng suất lúa của Ấn Độ năm 2020 dưới 4 tấn/ha; trong khi ở Việt Nam gần 6 tấn/ha. Ngay cả Bangladesh cũng sản xuất được 4,8 tấn/ha, mức trung bình của châu Á.
Có thể bạn quan tâm:
Cước vận tải biển giảm 60% từ đầu năm
Nguồn Reuters
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư