Bắt đầu làn sóng doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc
Chiến tranh thương mại đang đẩy các công ty như Nidec ra khỏi Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asia Review
Tháo chạy vì chiến tranh thương mại
Theo Nikkei Asian Review, Nidec, nhà cung cấp động cơ Nhật Bản, cho biết họ sẽ chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc, cùng với Panasonic và các công ty khác, trong đó có các công ty Trung Quốc, tạo ra cuộc di cư đến Đông Nam Á và Mexico vì lo ngại rằng thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của mô hình Made in China.
→Chính quyền Trump chống Trung Quốc toàn diện
Nidec có trụ sở tại Kyoto sẽ chuyển một bộ phận sản xuất động cơ lái trợ lực cho xe hơi, cùng với các linh kiện cho máy điều hòa không khí gia đình đến Mexico, nơi công ty đã đầu tư khoảng 20 tỷ yên (178 triệu USD) để tăng gấp đôi công suất của nó trong nước vào tháng 3. Các sản phẩm này chịu mức thuế 25% do chính quyền Donald Trump áp đặt.
"Cuộc chiến thương mại sẽ tiếp tục trong một thời gian", Giám đốc điều hành Shigenobu Nagamori cho biết tại một buổi công bố báo thu nhập hôm thứ 3.
Các chi tiết máy sản xuất Trung Quốc được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp ô tô của Mỹ, và Nidec tin rằng việc sản xuất từ Mexico sẽ giúp vượt trội các đơn đặt hàng từ các đối thủ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc.
Trong khi đó, Nidec sẽ tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về động cơ xe điện và các thành phần khác.
Panasonic, một trong những công ty đầu tiên của Nhật Bản sản xuất tại Trung Quốc, đang di dời sản xuất thiết bị điện tử ô tô như dàn âm thanh nổi đến Thái Lan, Malaysia và Mexico. Công ty đã sản xuất các sản phẩm bị áp thuế vào Mỹ tại các nhà máy ở Tô Châu và Thâm Quyến.
Việc di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc cũng có sự tham gia của các nhà sản xuất Trung Quốc, vốn có xuất khẩu mạnh sang Mỹ.
Tập đoàn điện tử có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông, TCL dự định tăng cường sản xuất tivi màn hình tinh thể lỏng tại nhà máy Mexico để thay thế các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc. Công ty sẽ tăng sản lượng của cơ sở lên từ 3 triệu đến 4 triệu chiếc từ 2 triệu trong năm 2017.
Danh sách các công ty Nhật Bản, Trung Quốc chuyển sản xuất ra khỏi Đại lục. |
Mô hình Made in China bị đe dọa
TCL đã mua nhà máy Mexico từ công ty Sanyo Electric của Nhật Bản, một công ty con của Panasonic vào năm 2014. TV LCD không bị áp thuế bổ sung của chính quyền Trump đối với hàng hóa Trung Quốc tính đến tháng 9, nhưng TCL đang chuẩn bị cho việc danh mục áp thuế có thể mở rộng.
GoerTek có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, lắp ráp AirPods, đã thông báo cho các nhà cung cấp rằng họ dự định chuyển sản xuất tai nghe không dây sang Việt Nam để tránh trở thành nạn nhân trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Hai nhà cung cấp khác của Apple là Pegatron của Đài Loan và Cheng Uei Precision Industry cũng có kế hoạch mở rộng công suất bên ngoài Trung Quốc vì những lý do tương tự, mặc dù những động thái áp thuế mới nhất không có thiết bị của Apple.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã mở rộng sản lượng tại Mỹ nhưng vẫn nhập khẩu nhiều linh kiện từ Trung Quốc, nơi chi phí sản xuất thấp hơn.
Yokowo, xuất khẩu 70% hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, có kế hoạch đẩy nhanh chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam. Công ty sẽ hoàn thành việc di dời sản xuất các thành phần bị áp thuế khi xuất vào Mỹ vào cuối năm nay thay vì vào giữa những năm 2020 như đã được lên kế hoạch trước đó.
→Kết thúc kỷ nguyên “hội tụ” Mỹ-Trung
Việc di chuyển sản xuất cũng sẽ có tác động hơn nữa lên chuỗi cung ứng ở cấp độ vật liệu. Zhejiang Hailide New Material, một nhà sản xuất polyester Trung Quốc, sẽ chi 155 triệu USD để xây dựng nhà máy ở nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, lên kế hoạch đưa vào sản xuất vào giữa năm 2020. Công ty dự kiến rằng 20% doanh thu của nhà máy sẽ được tạo ra từ xuất khẩu sang Mỹ.
Brooks Running được mệnh danh là "Vua giày chạy bộ chuyên nghiệp" đang cân nhắc giải pháp bỏ Trung Quốc để chuyển một số hoạt động sang Việt Nam vì hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Giám đốc Điều hành công ty Jim Weber nói trên CNBC. Brooks Running là công ty thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Bershire Hathaway của tỉ phú Mỹ Warren Buffett từ 2006. Sau đó được cho tách ra thành một công ty độc lập, với Giám đốc Weber báo cáo trực tiếp cho tỉ phú Buffett.
Trả lời CNBC, Jim Weber nói Brooks Running đang chuẩn bị ứng phó với thuế xuất 25% phụ trội cộng thêm với mức thuế 20% đã đánh trên các loại giày thể thao mang thương hiệu này.
Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu của thế giới về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nửa đầu năm 2018, với dòng vốn tăng 6% trong năm lên 70,2 tỉ USD, theo Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc.
"Nhưng cuộc chiến thương mại cuối cùng sẽ đẩy nhanh sự chuyển dịch sang Đông Nam Á khi chi phí nhân công tăng ở Trung Quốc", Dai Hakozaki, Giám đốc Trung Quốc và khu vực Bắc Á tại Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, cho biết.
Theo thống kê của Trung Quốc, xuất khẩu của nước này sang Mỹ tăng mạnh trong tháng 9 trước mức thuế bổ sung mới nhất với trị giá 200 tỉ USD. Nhưng con số này có thể sẽ giảm sau khi khi các doanh nghiệp chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn