EU thông qua thỏa thuận Brexit lịch sử
Thủ tướng Anh Theresa May trước thỏa thuận Brexit. Ảnh: AFP
Lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) hôm 25.11 đã thông qua thỏa thuận Brexit lịch sử với Thủ tướng Anh Theresa May. Theo AFP, họ cũng đồng thời cảnh báo các nghị sĩ vẫn còn phản đối ở London rằng đây là thỏa thuận tốt nhất và là lựa chọn duy nhất còn lại.
Các lãnh đạo EU họp bàn tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ở Brussels cũng bày tỏ sự đau buồn về cái kết “thảm”, sau bốn thập niên Anh là thành viên của EU. Họ cũng nhấn mạnh rằng các điều khoản rút khỏi Liên hiệp châu Âu của Anh giờ đã được ấn định.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker được AFP trích lời nói rằng “đây là thỏa thuận duy nhất còn lại”. Ông cũng cảnh báo rằng “những ai nghĩ rằng họ sẽ đạt được thỏa thuận tốt hơn bằng cách bác bỏ thỏa thuận này, họ sẽ thất vọng”.
Thỏa thuận dài 585 trang quy định các điều kiện chia tay và một văn bản tuyên bố chính trị bổ sung, 26 trang, ấn định các nét chính trong quan hệ tương lai thời hậu Brexit giữa Liên Âu và Vương Quốc Anh. Văn kiện thứ hai này sẽ được hai bên đàm phán trong suốt giai đoạn chuyển tiếp 21 tháng, tính từ ngày 30.3.2019.
Thỏa thuận trên giúp Anh chuẩn bị cho quá trình rút khỏi EU vào ngày 29.3.2019, và mở ra tầm nhìn cho “mối quan hệ đối tác gần gũi nhất có thể” sau đó.
Các kịch bản diễn ra với kinh tế Anh thời hậu Brexit.
Dự luật Brexit đã trải qua hơn 250 giờ tranh luận gay gắt tại quốc hội Anh từ khi được đưa ra vào tháng 7.2017. Việc nó được các nhà lập pháp Anh thông qua hồi tuần trước là bằng chứng rõ ràng cho thấy London quyết tâm rời EU, dù còn nhiều bất ổn trong các cuộc đàm phán.
Anh tổ chức trưng cầu dân ý về Brexit hồi tháng 6.2016 với kết quả 52% người bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi liên minh 28 nước.
Nữ hoàng Elizabeth II đã phê chuẩn Dự luật Brexit, trong đó bãi bỏ Đạo luật cộng đồng châu Âu năm 1972 từng giúp Anh gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Với việc dự luật này được thông qua thành luật, sẽ không còn rào cản pháp lý nào trong quá trình nước Anh rút khỏi EU, AFP đưa tin.
Sau khi 27 nước thành viên EU thông qua thỏa thuận Brexit, văn bản này vẫn cần được Quốc hội Anh thông qua. Thủ tướng May hiện đối mặt với thách thức lớn ở Hạ viện Anh, nơi dự kiến tháng tới sẽ diễn ra cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận này.
Để thông qua thỏa thuận, bà Theresa May phải thuyết phục được 320 trên tổng số 650 nghị sĩ tại Hạ viện. Nhìn vào bối cảnh chính trường Anh chia rẽ và bất đồng còn nhiều như hiện nay thì đây quả là thách thức rất lớn đối với bà May.
Nếu được Nghị viện Anh thông qua, đến lượt các nghị sĩ châu Âu tiến hành phê chuẩn thỏa thuận Brexit theo đa số phiếu tại phiên họp toàn thể, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2019 và về lý thuyết có thể kéo dài đến ngày 28.3, một ngày trước khi Brexit có hiệu lực.
Sau khi được Nghị viện châu Âu phê chuẩn, thỏa thuận Anh Quốc rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu sẽ được Hội đồng Châu Âu phê chuẩn. Liên Hiệp Châu Âu và Anh sẽ có một cuộc họp thượng đỉnh khác trước khi Anh Quốc chính thức chia tay Liên Hiệp Châu Âu ngày 29.3.2019.
Anh luôn là thành viên quan trọng của EU, nước này đóng góp khoảng 10 tỉ GBP cho ngân sách EU, chiếm 12,5%, chỉ xếp sau Pháp và Đức.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Ông Trần Đức Anh, Chứng khoán KB Việt Nam