Giới giàu có muốn sống đến 100 tuổi
Bloomberg
Trong vài thập kỷ qua, tuổi thọ của một người bình thường đã tăng lên gần như ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Trung Quốc, Mỹ và phần lớn Đông Âu, tuổi thọ trung bình đã đạt gần tới ngưỡng 75-80, theo một khảo sát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Trong đó, người dân ở Tây Âu và Nhật Bản có thể kì vọng sống đến hơn 80 tuổi.
Tuy nhiên, hầu hết những người giàu có muốn sống lâu hơn rất nhiều mức trung bình đó, khoảng 20 năm. Trong một cuộc khảo sát của UBS – một ngân hàng Thụy Sĩ, 53% các nhà đầu tư giàu có cho biết họ muốn sống đến 100 tuổi.
Dữ liệu của OECD, sống đến hàng trăm không dễ dàng, nhưng không quá khó như trước đây. Phụ nữ Nhật Bản hiện có tuổi thọ trung bình là 87 so với 81 đối với nam giới. Và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người giàu có sẽ có cơ hội sống lâu hơn.
Ví dụ, ở Mỹ, 1 % phụ nữ Mỹ giàu nhất sống lâu hơn 10 năm so với 1% người nghèo nhất, theo một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ. Đối với nam giới, khoảng cách tuổi thọ giữa người giàu nhất và nghèo nhất là gần 15 năm.
Tỷ lệ người giàu muốn sống đến 100 tuổi tại các nước. Ảnh: Bloomberg |
Người giàu cũng có vẻ biết rằng sống đến 100 sẽ là rất đắt đỏ, một trong đó đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, thực phẩm tốt hơn, tập thể dục và các dịch vụ khác có thể kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, bạn phải tiếp tục chi tiền trong quá trình sống của mình. Trong cuộc khảo sát của UBS, tập trung vào những người có tài sản đầu tư hơn 1 triệu USD, 91% cho biết họ đang thay đổi kế hoạch tài chính của mình để sống lâu hơn, ngay cả với những người giàu có hay lo ngại về việc tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.
Tỷ lệ người giàu (với tài sản đầu tư trên 1 triệu USD) lo ngại về chi phí tăng tuổi tho tại các nước. Ảnh: Bloomberg |
Người giàu có sẵn sàng chi tiền để tăng tuổi thọ. 9/10 người giàu đồng ý rằng “sức khỏe quan trọng hơn sự giàu có”. Khi UBS hỏi họ sẽ sẵn sàng chi ra bao nhiêu “để có thêm 10 năm sống khỏe mạnh”, người giàu đã trả lời ở những mức độ khác nhau tùy theo của cải của họ. Với các triệu phú, với giá trị tài sản ròng từ 1-2 triệu USD, họ sẵn sàng bỏ ra 1/3 gia sản của họ trong một thập niên nữa. Các nhà đầu tư với có tài sản hơn 50 triệu USD thì sẵn sàng chi ra gần một nửa tài sản của họ.
Tuổi thọ của người Mỹ đã giảm trong hai năm liên tiếp, một điều bất thường có thể được đổ lỗi một phần trong việc lạm dụng thuốc phiện tại dây. Nhưng ngay cả trước khi tuổi thọ của Mỹ bắt đầu suy giảm do sử dụng thuốc phiện, sức khỏe và tuổi thọ của người Mỹ cũng đã giảm đáng kể so với các nước giàu có khác ở Tây Âu và Châu Á, theo một số thống kê.
Có lẽ không ngạc nhiên khi những người Mỹ giàu tham gia khảo sát của UBS có thái độ khác nhau từ những người giàu có ở khắp nơi trên thế giới - họ bi quan hơn về việc có thể gia tăng tuổi thọ lên 100. Chỉ có 30% người Mỹ giàu có kì vọng mình sẽ sống đến hàng trăm. Trong khi đó, họ lo lắng nhất về việc tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và cũng không mấy sẵn sàng chi tiêu cho viễn cảnh sống lâu hơn.
Nếu người Mỹ giàu có không lập kế hoạch chi thêm tiền để kéo dài tuổi thọ, họ có thể mắc sai lầm. Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học California tại Berkeley giáo sư Emmanuel Saez và Gabriel Zucman so sánh tỷ lệ tử vong của đàn ông Mỹ tuổi từ 65 đến 79 trong nhiều thập kỷ đã cho thấy khác nhau tùy theo sự giàu có của họ. Với 1% người giàu nhất, tỷ lệ tử vong của họ vào đầu những năm 1980 thấp hơn 12% so với mức trung bình. Sau 25 năm, tỷ lệ tử vong của người Mỹ giàu có đã giảm xuống thấp hơn mức trung bình 40%.
Bất bình đẳng không chỉ gia tăng khoảng cách mở rộng về sự giàu có và thu nhập. Những người Mỹ giàu nhất cũng sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn những người khác.
Nguồn Bloomberg
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Miên
-
Trọng Hoàng
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ