Hủy
Thế giới

Làn sóng "chạy trốn" của giới siêu giàu London

Hải Miên Thứ Năm | 26/09/2024 11:09

Ngay cả sức hấp dẫn của nền giáo dục và lối sống tại Anh cũng trở nên kém thu hút hơn trước. Ảnh: Bloomberg.

 
 
Những chính sách mạnh tay của Đảng Lao động Anh đối với người giàu đã đẩy nhanh kế hoạch di cư của một số cư dân giàu có tại đây.

Tại khu tài chính Mayfair và những văn phòng sang trọng của các cố vấn cho giới siêu giàu, mọi người đang bàn tán xôn xao: ai cũng biết có người đang suy nghĩ về chiến lược rút lui hoặc đã ra đi.

Những động thái trước đây chỉ là tin đồn hiện đã bùng nổ kể từ khi giới chức Anh quyết định siết chặt ưu đãi thuế đối với cư dân nước ngoài giàu có, cũng như các khoản đầu tư vốn tư nhân và học phí trường tư.

Một số người chỉ đơn giản là đang kiếm tiền từ các khoản đầu tư tại Vương quốc Anh, nhưng những người khác, từ con cháu của các gia đình siêu giàu đến các chủ doanh nghiệp tại London, đã lên kế hoạch rời đi, theo khoảng 30 cố vấn tài sản và những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao được Bloomberg phỏng vấn.

Công ty cổ phần tư nhân General Atlantic đã cảnh báo rằng, một số nhân viên có thể rời khỏi văn phòng London. Tỉ phú quỹ đầu cơ Anh, ông Alan Howard, đang cân nhắc chuyển từ London đến Geneva. Ông Jeremy Coller, người tiên phong trong lĩnh vực cổ phần tư nhân của Anh, đã chuyển đến Thụy Sĩ, theo hồ sơ nộp vào tháng 6, một tháng trước khi Thủ tướng Anh, ông Keir Starmer, lên nắm quyền.

Ông Bassim Haidar, một doanh nhân người Nigeria-Liban đang chuyển đến Hy Lạp sau hai lần sống ở London, cho biết. “Mọi người đang tời đi. Chảy máu chất xám là một chuyện, nhưng chảy máu của cải là một chuyện hoàn toàn khác.”

Đối với giới giàu có, các kế hoạch gây tranh cãi nhất của Vương quốc Anh bao gồm thuế thừa kế 40% đối với tài sản ở nước ngoài và lãi suất chuyển nhượng, một phần lợi nhuận đầu tư, được chia cho các nhà quản lý quỹ, bị đánh thuế ở mức cao tới 45%, thay vì mức 28% hiện nay.

Ông Keir Starmer đã thắng cử Thủ tướng Anh vào mùa hè năm nay với lời hứa phân phối lại của cải và khác phục các dịch vụ công, sau 14 năm đảng Bảo thủ nắm quyền. Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves đã lập luận rằng, cần phải lấp đầy một lỗ hổng 22 tỉ bảng Anh trong ngân sách, theo đó có nhiều khả năng đánh thuế người giàu sẽ là một một biện pháp được lựa chọn để tăng doanh thu cho ngân sách công.

Tuy nhiên đang có nhiều dấu hiệu cảnh báo về việc di cư của người giàu. Trong khi Thụy Sĩ là điểm đến lâu đời của giới nhà giàu, Ý cũng đang thu hút một lượng lớn người di cư từ London. Quốc gia này cho phép những người di cư giàu có trả một khoản tiền trọn gói để tránh thuế thu nhập và tiền công ở nước ngoài trong vòng 15 năm, mặc dù khoản thanh toán hàng năm đã tăng gấp đôi vào tháng trước lên 200.000 euro.

Tháng trước, General Atlantic đã viết thư cho Bộ Tài chính Anh để cảnh báo rằng một số trong số hàng chục nhà giao dịch Mỹ của công ty này tại London có thể rời đi nếu giới chức thực hiện kế hoạch đánh thuế cao hơn đối với lãi suất chuyển nhượng. Công ty chỉ ra rằng hơn một nửa trong số khoảng 50 thành viên trong nhóm đầu tư London của công ty không phải là công dân Anh.

Vương quốc Anh đang trên đà mất 9.500 triệu phú trong năm nay, nhiều nhất sau Trung Quốc và gấp đôi số lượng người rời khỏi đất nước vào năm 2023, theo công ty tư vấn Henley & Partners. 

 

Tác động của việc những cá nhân giàu có rời khỏi Anh ngày càng được cảm nhận rõ rệt hơn. Ông Marcelo Goulart, đối tác quản lý của công ty dịch vụ tài chính First Alliance Group có trụ sở tại Zurich, cho biết hầu hết trong số khoảng 40 khách hàng của ông có trụ sở tại Anh đang lập kế hoạch rời đi. "Điều đó thực sự đang xảy ra", ông nói.

Viễn cảnh phải trả mức thuế thừa kế 40% của Vương quốc Anh đối với tài sản ở nước ngoài là yếu tố chính khiến ông Haidar, người sáng lập công ty dịch vụ tài chính Optasia có trụ sở tại Dubai và liên doanh viễn thông châu Phi Channel IT, ra đi, lần đầu tiên vào năm 2010.

Ngay cả sức hấp dẫn của nền giáo dục và lối sống tại Anh cũng trở nên kém thu hút hơn trước. Nhiều gia đình có con em theo học tại các trường ưu tú sắp phải đối mặt với mức thuế VAT ​​trên chi phí giáo dục tăng 20%, lên tới hơn 55.000 bảng Anh một năm.

Tuy nhiên, ít nhất một nhà điều hành trường tư thục toàn cầu đã có giải pháp. Inspired Education Group đã viết thư cho các bậc phụ huynh nhắc nhở họ về sự hiện diện của công ty tại hơn hai chục quốc gia, nhiều quốc gia trong số đó "nổi tiếng với lối sống và điều kiện thuế thuận lợi". Ông Nicholas Wergan, Tổng giám đốc Điều hành Inspired UK, cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đã thấy sự gia tăng các yêu cầu về trường học ở Bồ Đào Nha và Ý.

Có thể bạn quan tâm: 

Pakistan: Năng lượng mặt trời nở rộ và "con dao hai lưỡi"

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới