Hủy
Thế giới

Mỹ và cuộc khủng hoảng tiết kiệm

Thứ Sáu | 03/05/2013 14:42

 
 
Người Mỹ cần thay đổi thói quen chi tiêu nếu không muốn nợ nần.

Bài viết của nhà báo Mỹ Leslie Kramer trên CNBC, nói về cuộc khủng hoảng nợ do thói quen “vung tay quá trán” của người Mỹ.

Người Mỹ là những người mua sắm nhiều. Họ đã phải vay nợ quá nhiều hoặc đi mua nợ tiền bằng các thẻ tín dụng– để trang trải các khoản mua nhà mới, ô tô, học hành…vv…

Trên thực tế, chúng ta được khuyến khích chi tiêu cũng ngang với chúng ta được khuyến khích phải tiết kiệm, đôi khi bởi những bộ phận chức năng thuộc các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính này. Công ty ấy có thể có bộ phận quản trị đầu tư dạy người lao động Mỹ về lợi ích của tiết kiệm, trong khi chính công ty này cũng có một tài khoản thẻ tín dụng tiêu dùng lớn và thậm chí một bộ phận kinh doanh địa ốc.

Chính phủ Mỹ cũng đóng một vai trò lớn trong việc khuyến khích cơn khát chi tiêu của người Mỹ, đôi khi bằng những cách thức không tế nhị. Tháng 12/2006, Tổng thống George W. Bush nói điều tốt nhất người Mỹ nên làm cho đất nước là “hãy mua sắm”.

Nhiều chuyên gia về tài chính và kinh tế học nói, trừ khi người Mỹ thay đổi thói quen chi tiêu của họ và học cách tiết kiệm, còn nếu không, chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hưu trí hoang phí và nguy cơ xảy ra một trải nghiệm đau lòng hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng.

Người Mỹ cần thay đổi thói quen chi tiêu nếu không muốn nợ nần.
Người Mỹ cần thay đổi thói quen chi tiêu nếu không muốn nợ nần.

“Người Mỹ không để dành nhiều,” Sheldon Garon, giáo sư về lịch sử tại Đại học Princeton và tác giả của nghiên cứu “Chi tiêu vượt quá khả năng: tại sao người Mỹ chi tiêu quá nhiều trong khi thế giới tiết kiệm”, nhận định. “Ngay cả sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, có một sự thay đổi nhỏ trong lãi suất tiết kiệm, tăng từ 5% lên 5,5%, nhưng hầu hết các hộ gia đình gần như không thay đổi thói quen của họ.”

Garon chia sẻ các số liệu cho thấy mối liên hệ thực sự giữa sức khỏe của nền kinh tế với mức lãi suất tiết kiệm thấp. Sau khủng hoảng tài chính 2008, lãi suất tiết kiệm đã tăng từ mức thấp 1,5% năm 2005 (và cũng không cao hơn trong giai đoạn 2006 – 2007) lên mức cao 5,5%. Năm 2011, lãi suất hạ xuống 4,2% và hạ tiếp còn 3,9% vào năm 2012. Quý I/2013, lãi suất tiết kiệm cá nhân là 2,6%.

Dù châu Âu có thể không phải là mô hình tiêu biểu về kỷ luật tài chính trong bối cảnh kinh tế vĩ mô toàn cầu hiện nay, các hộ gia đình ở lục địa già vẫn tỏ ra là những người biết nhìn xa trông rộng khi tỷ lệ tiền tiết kiệm (trên tổng thu nhập) là từ 7%– 8% . Các nền kinh tế lớn của châu Âu đều có tỷ lệ tiết kiệm trên 10% trong khoảng 30 năm qua. Tỷ lệ này ở Pháp năm 2011 là 12,3%, Đức 10,5% và Thụy Điển là 10%, theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD).

Garon nhấn mạnh một số nước nói tiếng Anh như Anh và Australia, cũng không thể kiểm soát túi tiền của mình khi rất khó nhọc để để dành tiền cho những trường hợp khẩn cấp, khi về hưu hay cho những khoản chi tiêu lớn và cần thiết có thể đến bất cứ lúc nào.

“Có những khác biệt lớn giữa Anh, Mỹ và châu Âu về sự mạo hiểm cũng như cách thức tiết kiệm của người dân ở đó,” Elizabeth Corley, Tổng Giám đốc Toàn cầu của Allianz Global Investors, nói. “Nếu lùi lại 20 năm trước đây, người ta sẽ thấy người Anh tiết kiệm đáng kể, nhưng điều gì đã xảy ra kể từ đó, hãy nhìn vào lãi suất tiết kiệm, các khoản tiền gửi với lãi suất thấp đã xuất hiện thay thế cho những khoản tiền gửi ngắn hạn.”

Nước Mỹ cũng không xa lạ gì với việc các khoản tín dụng có thể tiếp cận một cách dễ dãi. Lý do là sự bùng nổ của tín dụng trong những năm 1980 và việc bãi bỏ hàng loạt quy định của ngành tài chính trong thập kỷ 1980, 1990. “Trong suốt khoảng thời gian đó, chúng ta (nước Mỹ) đã khác hẳn với số đông trong phần còn lại của thế giới, bởi quá dễ để có thể tiếp cận được với một khoản vay,” Garon nói. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi giá nhà tăng nhanh trong giai đoạn 1995 – 2005. “Đầu những năm 2000 quả là một thời kỳ điên rồ,” Garon nói thêm.

ư

Tại Nhật Bản – nơi tỷ lệ tiết kiệm của người dân cũng ở mức cao và ổn định – giống như Đức và Pháp, ở đây văn hóa và chính trị là những rào cản đối với xu hướng bãi bỏ các quy định tài chính như ở Mỹ, và cũng là rào cản đối với việc mua nợ tiền, Garon nói.

Nhưng sẽ khó hơn để có được một khoản vay ở châu Âu. Ví dụ tại Đức, mọi người thường rất khó để nhận được một khoản vay mua bất động sản lớn, và hình thức vay thế chấp nhà là không tồn tại. Tỷ lệ sở hữu nhà riêng ở Đức là gần 26%, thấp hơn so với Mỹ với 66%.

Nhiều chính phủ ở châu Âu đưa ra các chính sách nỗ lực ngăn cản người dân khỏi lún sâu vào nợ. Tại Bỉ, nếu bạn đã đủ 90 ngày mà chưa trả lại tiền cho thẻ tín dụng bạn đã dùng để mua nhà hay ô tô, tên bạn sẽ được báo cáo về ngân hàng, Garon cho hay. Một loạt dịch vụ sau đó cũng sẽ được kích hoạt, nhằm giúp bạn không chỉ cân đối ngân sách, mà còn cho các vấn đề cá nhân có thể khiến tình hình của bạn trầm trọng hơn, ví dụ như các vấn để về hôn nhân hay nghiện rượu, ông bổ sung thêm. Còn tại Pháp, hầu hết các thẻ tín dụng đều được cột chặt vào tài khoản ngân hàng cá nhân, Corley chia sẻ.

Liệu chính phủ, người dân và ngành dịch vụ tài chính Mỹ có thay đổi thói quen chi tiêu của họ? Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi, dù dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn cũng như một thời gian dài tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng và số các vụ tịch thu tài sản để thế nợ cao chưa từng có.

Nhưng có bằng chứng lịch sử cho thấy nước Mỹ không phải lúc nào cũng là nơi nuôi dưỡng những con nợ, sống vượt quá mức chi trả của mình. Sau Chiến tranh Thế giới II, tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình tăng lên. Garon cho rằng lý do là vì một số chương trình của chính phủ, các định chế tài chính khuyến khích cho tiết kiệm. Chính phủ ban hành trái phiếu tiết kiệm, các ngân hàng và Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang hứa hẹn sẽ bảo toàn giá trị tiền cho người gửi.

Một lý do khác là tín dụng không phải là dễ dàng trong những thời kỳ trước, do đó tạo ra một sự “khuyến khích tiết kiệm”, Corley nhận định. Mọi người cần tiết kiệm một lượng tiền đáng kể để mua nhà, xe hơi hay học hành nếu họ muốn.

Tuy nhiên đó chỉ là ngày hôm qua của nước Mỹ. Ở châu Âu ngày nay, “có những biện pháp đảm bảo được đưa ra để giúp mọi người không lún sâu vào núi nợ cao hơn cái đầu của họ,” Garon kết luận.

Nguồn Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới