The Straits Times: Tổng thống Donald Trump nên quan tâm nhiều hơn tới Việt Nam
Mặc dù không phải là một nền kinh tế lớn nhất hoặc phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, song Việt Nam có cơ hội để trở thành một trong những nền kinh tế quan trong nhất nhờ mối liên kết với các nền kinh tế toàn cầu.
Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017 tại Đà Nẵng.
Ngày 10.11 Tổng thống Mỹ chính thức thăm Việt Nam. Ảnh: VietQ |
Ngày mai, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội.
Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump là chuyến công du châu Á dài nhất của người đứng đầu Nhà Trắng kể từ năm 1991.
Như các chuyến thăm của người đứng đầu Nhà Trắng tới Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, dự kiến nội dung làm việc giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ liên quan đến nội dung tăng cường lợi ích quốc phòng, công nghiệp của Mỹ, tinh thần nước Mỹ là trên hết và giải quyết thâm hụt thương mại, chương trình mở rộng hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo các nhà nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, ông Trump nên tập trung hơn nữa vào Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do đó là vai trò quan trọng của Việt Nam trong quá trình kiến tạo kinh tế khu vực châu Á trong tương lai.
"Mặc dù Việt Nam không phải là một nền kinh tế lớn nhất hoặc phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, song Việt Nam có cơ hội để nổi lên như một trong những nền kinh tế quan trọng nhất nhờ các mối liên kết với các nền kinh tế toàn cầu", các chuyên gia này nhấn mạnh.
Từ năm 2010, GDP hằng năm của Việt Nam tăng trưởng 6,5%, sau khi đạt được mức 8% vào năm 2000. Hiện nay, Việt Nam là nước có thu nhập trung bình, có những tiến bộ ấn tượng về xoá đói, giảm nghèo và giáo dục mở rộng. Sinh viên đã đạt được những thành tựu quan trọng trong các môn học về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Đặc biệt, thị trường nội địa ngày càng hấp dẫn với hơn 90 triệu dân, trong đó tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh mẽ.
Sự mở cửa của nền kinh tế và sự tham gia mạnh mẽ của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu góp phần thúc đẩy đầu tư ngước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, hơn 16 Hiệp định thương mại tự do đã và đang góp phần giúp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Theo đó, tổng kim ngạch thương mại đã tăng lên hơn 170% GDP, vượt xa các nước đứng đầu trong khu vực như Singapore và Hong Kong. Ngoài ra, Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc lớn thứ hai cho Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tập đoàn Sam Sung đang sản xuất 1/3 tổng số điện thoại thông minh tại Việt Nam, điện thoại thông minh và linh phụ kiện của Sam Sung sản xuất tại Việt Nam chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo The Straits Times, các thành viên còn lại của TPP sẽ gặp nhau để tiếp tục đàm phán "TPP 11”. Trong đó, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế có vai trò chủ chốt trong Hiệp định này. Tuy nhiên, các nước thành viên "TPP 11" cũng sẽ gặp một số khó khăn trong việc cân bằng lợi ích giữa các quốc gia để xây dựng một hệ thống thương mại minh bạch và chất lượng cao với kỳ vọng Hoa Kỳ sẽ có thể quay lại bàn đám phán trong tương lai.
Sang trọng nơi ở của Tổng thống Donald Trump tại Đà Nẵng
Nguồn Enternews
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Surajit Rakshit