Hủy
Thế giới

Twitter bị sử dụng để kích động phân biệt chủng tộc sau khi tổng thống Obama tái đắc cử

Chủ Nhật | 11/11/2012 08:05

 
 
Thống kê cho thấy tại nhiều bang của Mỹ hiện tượng sử dụng Twitter để thể hiện phân biệt chủng tộc đã lên đến mức báo động.

Rất nhiều người Mỹ cảm thấy thất vọng khi ứng cử viên đảng cộng hòa Mitt Romney thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng. Tuy nhiên, thay vì sử dụng mạng xã hội để thể hiện nỗi thất vọng một cách thanh lịch, nhiều người sử dụng mạng xã hội Twitter đã đăng nhiều tin câu nói phân biệt chủng tộc nặng nề bằng những lời lẽ vô cùng miệt thị.

Bản đồ thể hiện những tin tweet "căm ghét" ông Obama. Màu càng xanh đậm thì tỷ lệ những tin tweet như vậy càng cao.
Bản đồ thể hiện những tin tweet "căm ghét" ông Obama.
Màu càng xanh đậm thì tỷ lệ những tin tweet như vậy càng cao. Nguồn: Floating Sheep.

Đơn vị Floating Sheep vừa qua đã cho công bố bản đồ thể hiện sự không bằng lòng với việc ông Romney không trúng cử thông qua bản đồ ghi lại những vùng có tin tweet "căm ghét" ông Obama. Nhiều trong số những bang này là nơi mà ông Romney chiến thắng.

Đa số những tin tweet được trang Jezebel thu thập được đều do những người trẻ tuổi da trắng đăng và họ tới từ các bang phía nam.

Sử dụng dữ liệu địa lý tên là Dolly, Floating Sheep định vị những tin nhắn tweet trên bản đồ từ 1/11. Sau đó họ tính toán tỷ lệ những tin tweet căm ghét ông Obama trên tổng số những tin tweet từ bang đó.

Kết quả cho thấy bang Arkansas và Mississippi có tỷ lệ tin tweet phân biệt chủng tộc cao nhất. Hơn nữa, tại những nơi như thế này, một người có thể đăng nhiều tin phân biệt chủng tộc và qua đó gây ảnh hưởng tới suy nghĩ của người khác.

Bản đồ cũng cho thấy một số bang miền nam như Tennessee, Georgia và Nam, Bắc Carolina có tỷ lệ tin tweet căm ghét và bình thường tương đương nhau.

Phía bờ đông và bờ tây của nước Mỹ, tình hình dễ chịu hơn khi những tin tweet mang tính phân biệt chủng tộc ít hơn hẳn.

Mặc dù chiến dịch tranh cử của hai ứng cử viên không chỉ ra nhưng nhiều chuyên gia chính trị khẳng định rằng nhân khẩu và chủng tộc có vai trò quan trọng quyết định ai sẽ bước chân vào Nhà trắng.

Vào ngày bầu cử, đã có một cuộc bạo loạn được gọi là Ole Miss nổ ra tại đại học Mississippi khi hơn 400 sinh viên kêu gào những khẩu hiệu phân biệt chủng tộc và đốt phá những tấm áp phích quảng cáo tranh cử của cặp đôi Obama - Biden sau khi ông Obama được công bố thắng cử.

Hơn 400 sinh viên tụ tập phản đối việc tổng thống Obama tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai tại đại học Mississippi.
Hơn 400 sinh viên tụ tập phản đối việc tổng thống Obama
tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai tại đại học Mississippi. Nguồn: AP.

Sự việc bắt đầu khi một số sinh viên tụ tập để phản đối ông Obama và sử dụng mạng xã hội làm công cụ truyền đi những hình ảnh bạo động. Ngay sau đó rất nhiều sinh viên đã tìm tới và nhập vào đám đông giận dữ.

Áp phích quảng cáo chiến dịch tranh cử của ông Obama bị đốt cháy.
Áp phích quảng cáo chiến dịch tranh cử của ông Obama bị đốt cháy. Nguồn: Twitter.

Nhiều trường đại học khác tại Oxford và Mississippi cũng chứng kiến tình trạng tương tự và cảnh sát được gọi tới để giải tán đám đông.

Cảnh sát được gọi tới để giải tán đám đông.
Cảnh sát được gọi tới để giải tán đám đông. Nguồn: The Daily Mississipian.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nhiều sinh viên chỉ tụ tập chụp ảnh chứ không gây bạo động và việc tụ tập bị giật dây phần nhiều bởi những bức ảnh đăng trên mạng xã hội.

Nguồn Dailymail/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới