Vì sao Singapore quyết không mở cửa ồ ạt như Mỹ, Anh?
Mọi người đi bộ ra khỏi ga tàu điện ngầm SMRT ở khu Chinatown ở Singapore. Ảnh: AFP.
Dù theo đuổi chiến lược “0 ca COVID-19” từ đầu đại dịch, Singapore cũng không thể đóng cửa mãi mãi. Vậy làm thế nào để nước này mở cửa trở lại an toàn?
Giống như Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand, Singapore tuân theo “chiến lược loại trừ”, có nghĩa là không có ca nhiễm COVID-19.
Theo Bloomberg, một số quốc gia theo chiến lược này sẽ cố gắng giảm số ca mắc mới xuống còn 0. Con số này sau đó sẽ được duy trì ở mức cực thấp bằng cách cách ly người nhập cảnh, xét nghiệm diện rộng và yêu cầu giãn cách xã hội. Do đó, chiến lược “0 ca COVID-19” giúp người dân ở những quốc gia này vẫn duy trì được cuộc sống bình thường.
Nỗ lực này đã cứu những quốc gia châu Á - Thái Bình Dương nói trên không phải chịu cảnh tàn phá như ở Mỹ và châu Âu, nơi có hệ thống y tế gần như sụp đổ và hàng trăm nghìn người chết vì COVID-19.
Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, trong khi sức ép mở cửa để kết nối với thế giới đang ngày một gia tăng với các nước theo đuổi chiến lược loại trừ này.
Singapore dự kiến sẽ tiêm ít nhất một liều vắc-xin coronavirus cho toàn bộ dân số trưởng thành của mình vào đầu tháng 8, các nhà chức trách cho biết. Ảnh: Reuters. |
Tiến thoái lưỡng nan
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung hôm 9.7 cho rằng, tình thế lưỡng nan của những quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng chiến lược “0 ca COVID-19”. Cụ thể, những quốc gia như Trung Quốc, Australia và New Zealand duy trì kiểm soát biên giới nghiêm ngặt, khiến họ gặp thách thức khi tái mở cửa. Nguyên nhân là do số ca nhiễm thấp và việc người dân quá chủ quan trước mức độ nguy hiểm của virus.
Đội ứng phó khẩn cấp về vệ sinh Vũ Hán rời khỏi chợ đầu mối hải sản Hoa Nam đã đóng cửa vào ngày 11.1.2020. Ảnh: AFP. |
Hồng Kông dường như trở thành nạn nhân của chính sự thành công chống dịch ban đầu. Trưởng khoa dịch tễ học Ben Cowling của Trường Y tế Công cộng, thuộc Đại học Hồng Kông, cho rằng: do số ca mắc COVID-19 và ca tử vong thấp nên nhiều người dân tin rằng không việc gì phải vội đi tiêm vaccine.
Đến nay, chỉ mới 22,65% người dân Hồng Kông tiêm chủng đầy đủ, dù nguồn cung vaccine luôn dồi dào trong khoảng 135 ngày qua.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới từng nhận định tỉ lệ tiêm chủng cần đạt ngưỡng 80% mới có thể tạo ra sự khác biệt đối với sự lây lan của COVID-19.
Chính phủ Đài Loan đã áp đặt những hạn chế khó khăn nhất đối với đại dịch khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng. Ảnh: Reuters. |
Tháng 7 năm ngoái, chính phủ Australia cũng từng cam kết mục tiêu kìm hãm COVID-19 cho tới khi có vaccine hoặc phương thuốc chữa trị hiệu quả, với mục tiêu là không có lây nhiễm trong cộng đồng.
Rủi ro khi mở cửa ồ ạt
Với 50,38% dân số đã chủng ngừa COVID-19 đầy đủ, chính phủ Anh dự định gỡ bỏ đa số giới hạn chống dịch từ ngày 19.7. Mọi cơ sở kinh doanh sẽ mở cửa trở lại, trong khi mọi biện pháp giảm lây nhiễm như bắt buộc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, khuyến khích làm từ xa, quy định tối đa số người tụ tập,… sẽ được phó mặc cho ý thức trách nhiệm của người dân.
Chỉ một số ít quy định chống dịch được duy trì như cách ly bắt buộc với người mắc COVID-19 hoặc người từng tiếp xúc gần với bệnh nhân, giãn cách xã hội bắt buộc tại sân bay.
Việc ồ ạt gỡ bỏ đa số giới hạn chống dịch như vậy đã được mô tả là cách tái mở cửa kiểu bùng nổ như vụ Big Bang.
Bolton đã trở thành một điểm nóng đối với biến thể Ấn Độ, một trong 8 điểm đỏ trên khắp nước Anh. Ảnh: The Telegraph. |
Tuy nhiên, biện pháp mở cửa này ở Anh có “quá nhiều ẩn số”. “Bạn không thể biết được liệu số ca mắc có tăng vọt hay không và liệu bao nhiêu ca trong đó sẽ chuyển biến nặng, thậm chí dẫn đến tử vong”, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung nói.
Singapore đã chọn con đường trung dung hơn với việc “từng bước mở cửa, không phải kiểu Big Bang” và đảm bảo an toàn cho người dân trong mỗi giai đoạn. “Đảo quốc sư tử” dự kiến hoàn thành mục tiêu tiêm chủng đủ 2 liều ngừa COVID-19 cho 2/3 dân số trước dịp Quốc khánh vào ngày 9.8.
“Để đạt miễn dịch cộng đồng, bạn cần tiêm chủng cho 90-95% dân số. Nhưng chúng ta có khả năng không thể đạt được mục tiêu ấy, kể cả ở nơi người dân và nhà nước tin tưởng nhau như Singapore”, Bộ trưởng Ong nói.
Có thể bạn quan tâm:
Vaccine Soberana 2 của Cuba đạt hiệu quả 91,2%
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư