Hủy

Bức tranh ngành hàng không Việt Nam năm 2018

Bá Ước Thứ Sáu | 22/02/2019 11:00

Ảnh: Nikkei Asian Review

 
 
Tăng trưởng năng lực cung ứng ghế (Seat capacity growth SCG) của hàng không Việt Nam đã chậm lại trong năm 2018.

Tuy nhiên, những đối thủ tiềm năng mới tham gia vẫn cảm nhận được cơ hội trong thị trường đang dần trưởng thành nay.

Dữ liệu lịch trình của FlightGlobal cho thấy tổng số ghế của ba hãng hàng không lớn của Việt Nam - Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air - đã tăng 4% trong năm 2018 lên 46 triệu. Con số này đã giảm so với mức tăng trưởng 6% trong năm 2017 và tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc 34% trong năm 2016.

Ở tuyến nội địa, SCG của Vietnam Airlines trong năm 2018 giảm 1% xuống 22 triệu. Jetstar Pacific đã tăng thêm 6% lên 6,6 triệu. Trong khi đó, Vietjet Air vẫn ở duy trì được mức tăng trưởng ấn tượng, tăng thêm 12% lên 1,8 triệu.

Buc tranh nganh hang khong Viet Nam nam 2018
Năng lực cung ứng ghế của 3 hãng hàng không tại Việt Nam.

Tăng trưởng ghế ngồi trong nước chỉ đạt 2% trong năm 2018 lên 38 triệu khách, bằng một nửa tốc độ tăng trưởng 4% của năm 2017, thua xa mức 39% trong năm 2016 và 20% vào năm 2015.

Trên các tuyến nội địa, Vietjet một lần nữa dẫn đầu tăng trưởng hành khách, tăng thêm 8% số khách lên 15 triệu, trong khi Jetstar Pacific tăng thêm 5% lượng khách lên 6 triệu. Trong khi đó, Vietnam Airlines giảm 4% công suất trong nước xuống 16,5 triệu.

Buc tranh nganh hang khong Viet Nam nam 2018
Lượng khách nội địa của 3 hãng hàng không Việt Nam.

Tuy nhiên, trên các tuyến bay quốc tế, bức tranh lại có phần khác biệt, khi ba hãng cung cấp thêm 16% ghế đi quốc tế, tương đương 5,5 triệu. Tuy nhiên, tăng trưởng ghế đi quốc tế vẫn ít hơn đáng kể so với năm 2017 ở mức 41%, phần lớn được thúc đẩy bởi Vietjet khi hãng này tăng gấp đôi công suất quốc tế.

Buc tranh nganh hang khong Viet Nam nam 2018
Số ghế đi quốc tế của 3 hãng.

Trên tuyến bay chính l2 Thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội, Vietjet đã tăng cung ứng ghế. Vào tháng 12 năm 2018, hãng đã vận chuyển 133.000 hành khách, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2017. Jetstar Pacific cũng tăng công suất, vận chuyển 65.000 hành khách, nhiều hơn 25% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, Vietnam Airlines lại có sự suy giảm mạnh với lượng khách ít hơn 20% trong tháng 12 năm 2018 so với một năm trước đó, vì hãng đã cắt giảm các chuyến bay hàng tháng trên tuyến từ 779 xuống còn 660.

Buc tranh nganh hang khong Viet Nam nam 2018
6 tuyến bay hàng đầu tại Việt Nam trong tháng 1.

Hai đối thủ mới có thể tham gia thị trường. Bamboo Airways đã bắt đầu cất cánh vào đầu năm nay. AirAsia cũng hy vọng tranh giành thị phần với các hãng hàng không Việt.

Ngoài ra, hàng không Việt Nam tiếp tục gặp khó với tình trạng quá tải năng lực tiếp nhận tại sân bay Tân Sơn Nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi sân bay quốc tế Long Thành vẫn đang trong quá trình triển khai.

Một thách thức nữa là các hãng hàng không sẽ khó tuyển đủ các phi công để đáp ứng các kế hoạch tăng trưởng năng lực cung ứng ghế ngồi của mình.

Theo Flight Global, năm nay hứa hẹn sẽ là một năm đáng chú ý khi các hãng hàng không Việt Nam gia tăng đội bay của mình. Flight Fleets Analyzer cho thấy kể từ ngày 9.1, Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar Pacific có 165 máy bay đang hoạt động. Vào cuối năm 2019, con số này dự kiến sẽ tăng lên 194.

Hầu hết sự tăng thêm này, khoảng 20 máy bay, sẽ đến từ VietJet, vì hãng đã thông qua kế hoạch đặt hàng gồm 217 máy bay phản lực – 100 máy bay 737 Max 8-200 và 117 máy bay A321neos. VJC uốn đa dạng giữa các hãng sản xuất máy bay ra bên ngoài Airbus, khi hãng bắt đầu nhận máy bay Boeing 737 Maxes, VJC có thể nhận 15 chiếc trong năm 2019 này.

Nguồn Flight Global


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới