Hủy

Cà phê Việt Nam trước nguy cơ "già cỗi" hóa

Trang Lê Thứ Ba | 11/12/2018 14:49

Ngành cà phê Việt Nam phải hướng đến mô hình phát triển bền vững hơn.

 
 
Diện tích cà phê già cỗi lại đang có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê.

Nhìn toàn ngành cà phê Việt Nam hiện nay, có chưa đến 10% diện tích cà phê tại Việt Nam được chế biến sâu thành thương phẩm, tức là sản lượng cà phê rất cao nhưng độ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng thì chẳng là bao.

Trong khi đó, diện tích cà phê già cỗi lại đang có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê. Thống kê chỉ ra hiện cà phê trên 20 năm tuổi của Việt Nam chiếm đến 30% tổng diện tích.

Trước rủi ro giảm 300.000 tấn

Ngành cà phê Việt Nam trước rủi ro giảm 300.000 tấn sản lượng khi tái canh 120.000 ha. Khi tái canh, khoảng ba năm tiếp theo vườn cà phê sẽ không cho thu hoạch. Về lý thuyết, một ha khi tái canh trong ba năm sẽ mất đi 7,5 tấn cà phê. Theo đó, mỗi năm, sản lượng cà phê giảm do tái canh vào khoảng 300.000 tấn.

Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam vừa tổ chức hội thảo "Hợp tác công tư phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam 2018".

Ông Đỗ Nguyễn Anh Tuấn, Phó trưởng ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam, Viện trưởng IPSARD, cho biết ngành cà phê Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, nguồn nước, dịch bệnh, giá cả biến động, cơ chế về thông tin thị trường...

Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng chương trình cà phê chất lượng cao, bền vững từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, kho chứa,…

Ca phe Viet Nam truoc nguy co
 

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong những năm tới, Việt Nam cần tái canh khoảng 120.000 ha cà phê. Hiện năng suất trung bình vào khoảng 2,5 tấn/ha.

Khi tái canh, khoảng ba năm tiếp theo vườn cà phê sẽ không cho thu hoạch. Về lý thuyết, một ha khi tái canh trong ba năm sẽ mất đi 7,5 tấn cà phê. Theo đó, mỗi năm, sản lượng cà phê giảm do tái canh vào khoảng 300.000 tấn.

Bài toán đặt ra là làm sao giữ được sản lượng ổn định, giá trị xuất khẩu. Lời giải mà ông Tuấn Anh đưa ra là áp dụng mô hình hợp tác công - tư giữa doanh nghiệp và nhà nước, nông dân.

Chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn chia sẻ, với mô hình trên, cả ba bên tham gia muốn gia tăng sản xuất, có đầu ra thị trường ổn định.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu; tổ chức vùng nguyên liệu ổn định, đạt tiêu chuẩn vũng bền. Chính phủ cần định hướng phát triển bền vững ngành hàng nông sản chủ lực. Tuy nhiên, người nông dân lại gặp khó về canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến chậm đổi mới.

Ngoài ra, sản lượng cà phê theo tiêu chuẩn còn hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ và yếu; chính sách hỗ trợ kém hiệu quả, ngân sách hạn chế. Đặc biệt, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm.

Diện tích cà phê già cỗi đang tăng nhanh

Diện tích cà phê già cỗi lại đang có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê. Thống kê chỉ ra hiện cà phê trên 20 năm tuổi của Việt Nam chiếm đến 30% tổng diện tích, trong đó nhiều diện tích cho năng suất dưới 1,5 tấn/ha. Ngoài ra, có trên 40 nghìn ha cà phê dưới 20 năm tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém. Như vậy, tổng diện tích cà phê già cỗi cần trồng thay thế và chuyển đổi trong 5 – 10 năm tới khoảng 140 – 160 nghìn ha.

Hiện tại, tiến độ tái canh tại các tỉnh Tây Nguyên, trừ tỉnh Lâm Đồng, diễn ra chậm chạp do việc tái canh loại cây này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, rủi ro lại cao. Ngoài nguồn vốn tự có, người sản xuất gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Trong khi đó, theo Đề án tái canh của Bộ Nông nghiệp, diện tích cà phê được tái canh phải đạt khoảng 120 nghìn ha trong giai đoạn 2014 – 2020, tập trung tại 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

Ca phe Viet Nam truoc nguy co
 

Một vấn đề khác mà ngành cà phê đang phải đối mặt là sự cạnh tranh từ các cây trồng khác có giá trị cao hơn. Nhiều cây trồng có giá trị cao hơn, như hồ tiêu, sầu riêng, bơ, chanh dây, … đang lấn đất cà phê, nhất là sau khi Chính phủ đã lệnh đóng cửa rừng. Trong đó, hồ tiêu là nguy cơ lớn nhất đối với cà phê hiện nay. Ngành hồ tiêu theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ đạt diện tích là 50.000 ha, nhưng đến nay đã tăng lên 100.000 ha.

Theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), Việt Nam đã mất 160 năm để đạt và hoàn thành thời kỳ đầu là trở thành nước sản xuất và chế biến cà phê đứng thứ hai thế giới. Ông Tự đánh giá cà phê là mặt hàng có dự địa giá trị gia tăng còn rất cao, bởi cà phê nhân xuất khẩu hiện mới chỉ hưởng lợi 1/20 trong tổng chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Đặc biệt, nếu Việt Nam xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan, giá rị có thể tăng gấp đôi so với xuất khẩu cà phê nhân.

Để đạt mục tiêu này, ông Tự cho rằng phải thực hiện phương châm “năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng”, đồng thời phải triển khai đồng bộ các giải pháp để giải quyết các khó khăn vừa nêu trên.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới