Hủy

Việt Nam vẫn nằm trong nhóm thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới

Hoàng Mai Chủ Nhật | 11/03/2018 22:12

Quý Hòa

 
 
Hơn một phần ba số hộ gia đình ở Việt Nam đã mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi ít nhất một lần trong năm qua.

Theo A.T. Kearney, Việt Nam xếp thứ 6 trong Chỉ số Phát triển Bán lẻ toàn cầu (GRDI) vào năm 2017. GRDI là một nghiên cứu hàng năm xếp hạng 30 nước đang phát triển trên thế giới về mở rộng bán lẻ. Nước có điểm số cao nhất là thị trường bán lẻ tiềm năng nhất. Xếp hạng này cho thấy Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với đầu tư bán lẻ.

Viet Nam van nam trong nhom thi truong ban le hap dan nhat the gioi
Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của các nước.

Các hãng bán lẻ nước ngoài đang đổ xô vào thị trường Việt Nam

Cho đến cuối năm 2017, Family Mart của Nhật có 130 cửa hàng tại Việt Nam và dự kiến ​​sẽ mở thêm 700 cửa hàng nữa cho tới năm 2020. 7-Eleven đã vào Việt Nam vào tháng 6.2017. Chuỗi này sẽ mở 100 cửa hàng trong ba năm tới và 1.000 cửa hàng trong thập kỷ tới. Lotte Mart của Hàn Quốc dự định mở 60 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2020. Trong khi đó, GS25 của Hàn Quốc đã ra mắt cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2017. Công ty này dự kiến ​​sẽ mở 2.500 cửa hàng trong vòng 10 năm. Takashimaya của Nhật Bản có kế hoạch mở một cửa hàng 15.000 m2 tại TP.HCM.

Viet Nam van nam trong nhom thi truong ban le hap dan nhat the gioi
Số lượng cửa hàng tiện lợi của các hãng nước ngoài ở Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2017. Ảnh: The ASEAN Today

Các hãng nước ngoài đã mở thêm hơn 100 cửa hàng tiện lợi trong vòng một năm. Tại sao các nhà bán lẻ nước ngoài lại thích thị trường cửa hàng tiện lợi của Việt Nam?

Vào thời điểm cuối năm 2017, Việt Nam có 800 siêu thị, 150 trung tâm mua sắm, 9.000 chợ truyền thống và khoảng 2,2 triệu cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam. Cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhỏ là những phân khúc phát triển nhanh nhất trong thị trường này.

Các nhà đầu tư có thể nhận được lợi nhuận cao hơn nhiều so với các siêu thị truyền thống hoặc đại siêu thị, và mức đầu tư ban đầu thấp hơn nhiều. Hơn nữa, các nhà đầu tư dễ dàng hơn để có được giấy phép kinh doanh cho các cửa hàng tiện lợi và chợ mini hơn là các siêu thị.

Tiềm năng của phát triển của thị trường Việt Nam vẫn còn rất lớn

Thi trường Việt Nam với dân số 96 triệu người tạo ra tiềm năng lớn cho sự tăng trưởng trong tương lai của ngành bán lẻ.  Hiện tại, Việt Nam có 1.765 cửa hàng tiện lợi.  Có nghĩa là, một cửa hàng tiện lợi phục vụ 54.400 người dân Việt Nam. So sánh với các nước khác, một cửa hàng tiện lợi ở Trung Quốc phục vụ 24.900 người dân,  con số trên ở Nhật là 2.300 người và 2.100 người tại Hàn Quốc vào cuối năm 2016.

Viet Nam van nam trong nhom thi truong ban le hap dan nhat the gioi
Số bình quân đầu người trên một cửa hàng tiện lợi tại các nước. Ảnh: The Asean Today

Người Việt Nam thích mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi. Hơn một phần ba số hộ gia đình ở Việt Nam đã mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi ít nhất một lần trong năm qua. Tốc độ tăng trưởng của các kênh phân phối hiện đại từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 là 7,7%, cao hơn mức tăng trưởng 6,1% của các kênh phân phối truyền thống. Bộ Thương mại ước tính thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ đạt 179 tỷ USD vào năm 2020.

Các thương hiệu địa phương cần phải nỗ lực để cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài

Hơn 70% cửa hàng tiện lợi của Việt Nam thuộc về các công ty nước ngoài. Số liệu từ Slide Share cho thấy, mặc dù các thương hiệu địa phương có nhiều cửa hàng hơn các tên nước ngoài, thị phần của họ thấp hơn nhiều.

Viet Nam van nam trong nhom thi truong ban le hap dan nhat the gioi
Thị phần của các chuỗi cửa hàng tiện lợi ở việt Nam. 

Dù phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam vẫn còn bộc lộ những bất cập do xuất phát điểm thấp, làm ăn manh mún, thiếu vốn, nguồn nhân lực hạn chế… Để ngành bán lẻ Việt phát triển đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ nhiều phía với nguồn lực to lớn. Trong đó mỗi cá nhân, doanh cần có chiến lược, con đường đi của riêng mình. Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Đinh Thị Mỹ Loan chỉ ra, trước hết doanh nghiệp Việt cần thay đổi nhận thức về hội nhập và cạnh tranh để tận dụng cơ hội đem lại lợi ích nhiều hơn.

Để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài, nhà sản xuất và phân phối của Việt Nam nên tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng.  Sự thuận tiện và hiệu quả sẽ là yếu tố tiên quyết cho các cửa hàng tiện lợi.

Trong khi đó, chính phủ nên có hành động để giúp thương hiệu địa phương. Nó cần giúp chuyển chuỗi phân phối từ đầu vào đến đầu ra. Việt Nam cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp lớn hợp tác với các nhà phân phối nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị bán lẻ quốc gia.

Ngoài ra, theo lời chuyên gia bán lẻ trong ngành, các doanh nghiệp lớn trong nước cũng cần đầu tư phát triển thị trường thương mại điện tử vì đây là xu hướng tất yếu của thế giới.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới