Hủy
Doanh Nghiệp

Trợ lực robot cho cuộc cách mạng sản xuất thông minh của Việt Nam

Bảo Hân Thứ Hai | 04/12/2023 15:00

Robot dòng T3-B, T6-B và LS3-B không cần pin cho động cơ, loại bỏ nhu cầu thay thế và giảm lãng phí pin.

EPSON đặt ra nhiều nền tảng công nghệ mới, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi sang sản xuất tự động hóa với năng suất cao và chi phí thấp hơn.
 

Thị trường thế giới đang chuyển mình với nhu cầu robot công nghiệp gia tăng ấn tượng. Theo Fortune Business Insights, đến năm 2021, thị trường công nghiệp tự động hoá toàn cầu đã cán mốc 191,89 tỉ USD và con số này dự kiến đạt 395 tỉ USD vào năm 2029, với tỉ lệ tăng trưởng kép hằng năm ở mức 9,8%.

Hiển nhiên khu vực APAC không đi trật nhịp với xu hướng của thế giới, khi có đến 64% robot công nghiệp được ứng dụng tại đây. Điều này cho thấy thị trường công nghiệp tự động hóa tại khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ còn nhiều dư địa phát triển.

Theo Statista, thị trường robot của Việt Nam nói riêng, tính đến năm 2023, dự kiến sẽ đem lại doanh thu lên đến 363,2 triệu USD. Và trong nhiều phân khúc khác nhau, robot công nghiệp dự kiến sẽ thống trị thị trường, với tổng doanh số 287,9 triệu USD và tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2023-2028 ở mức 1,53%. Điều này cho thấy thị trường công nghiệp tự động hóa tại Việt Nam hứa hẹn sẽ còn nhiều dư địa phát triển. 

Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực này, EPSON đang có nhiều giải pháp mới để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến nhất. Đồng thời, EPSON cũng góp phần thúc đẩy Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, theo đó giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 đạt khoảng 45% tổng GDP, sau năm 2025 đạt trên 50%...

Qua đó, đại diện EPSON, ông Vivekanand Patil, Quản lý cấp cao khu vực Đông Nam Á - ngành hàng Robotics, đã có một số chia sẻ cùng NCĐT.

*Trước đà phát triển vượt bậc của thị trường tự động hoá, công nghệ robot điển hình của EPSON đang chủ yếu được áp dụng vào mảng sản xuất nào, thưa ông?

EPSON là một trong những công ty đi đầu cả trong lẫn ngoài nước về công nghệ robot và khả năng tự động hóa có độ chính xác cao. Robot của chúng tôi mỗi ngày đang giúp các công ty gây dựng được lòng tin, tối ưu hoá thời gian, năng suất cũng như sự tỉ mỉ trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, EPSON còn được biết đến là đơn vị chế tác dòng robot SCARA (robot 4 trục) số 1 trên toàn thế giới trong 12 năm liên tiếp, từ năm 2011 đến năm 2022.

Với công nghệ robot dễ dàng triển khai và thích ứng trong đa dạng các ngành sản xuất, chúng tôi đã có thể thâm nhập sâu vào lĩnh vực điện tử, ô tô và các ứng dụng quy trình liên quan như lắp ráp, vặn vít, kiểm tra, phân phối, v.v. Một lĩnh vực nổi bật khác là bao bì dược phẩm và thực phẩm cũng như các ứng dụng liên quan, chẳng hạn như phân loại kiểm tra và đóng gói.

*Tại sao EPSON lựa chọn thời điểm này để mở rộng mạnh mẽ hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời ra mắt nhiều dòng sản phẩm robot mới?

Khu vực Đông Nam Á nói chung đang đón nhận một lợi thế cạnh tranh đầy ấn tượng, đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào các ngành sản xuất. Song song với điều đó là xu hướng đặt công xưởng của doanh nghiệp ngoại tại Việt Nam nhằm giảm thiểu tác động của tắc nghẽn chuỗi cung ứng.

Trong khi đó, Việt Nam được kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mới của khu vực, thu hút dòng vốn FDI công nghệ cao ngày càng nhiều. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển tương ứng

Thế nhưng mức độ tự động hóa trong ngành công nghiệp của Việt Nam lại đang ở mức thấp. Để thoả mãn kỳ vọng cải thiện năng suất ngành, chúng tôi quyết định đón sóng cùng doanh nghiệp bằng cách cung cấp giải pháp công nghệ tự động hóa và robot, với tính ứng dụng cao, dễ dàng sử dụng và giá thành thấp. Chẳng hạn, trong hơn 300 mẫu robot hiện hành, EPSON chọn trưng bày 4 mẫu mới nhất, tiên tiến nhất, và chắc chắn là đi đôi với chất lượng, độ chính xác, tốc độ và hiệu quả cao về chi phí.

Các sản phẩm này sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất thông minh đang gia tăng ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng về nền sản xuất công nghệ cao “Make in Việt Nam”.

 

*Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp có thể chần chừ chi một khoản đầu tư lớn cho đổi mới, EPSON có nghĩ đây là lý do cản trở họ đến với các giải pháp mới hay không? Và EPSON đã giúp họ giải quyết bài toán này như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi nhận thấy sự khủng hoảng này là tạm thời và nguyên nhân chính đến từ hoạt động sản xuất sụt giảm, tuy nó đi kèm với những tác động đáng kể nhưng sẽ chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.

Robot giải pháp cho sản xuất hiệu quả
Robot đang là giải pháp cho các nền tảng sản xuất hiệu quả hơn tại Việt Nam.

Mặt khác, khi tiến hành xây dựng nhà máy ở Đông Nam Á, chúng tôi được biết một số công ty yêu cầu các đơn vị SI (System Intergration, hay còn gọi là tích hợp hệ thống, là một cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống CNTT trong một tổ chức) sản xuất máy móc tự động hoá bên trong cơ sở vì chúng giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển và đưa ra hỗ trợ kỹ thuật kịp thời. Do đó, chúng tôi tiếp tục đầu tư vào việc mở rộng văn phòng và khuyến khích các công ty tích hợp hệ thống (SI) trong nước trở thành đối tác của chúng tôi để hỗ trợ ngành sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, khoản đầu tư này sẽ tạo nền tảng cho việc doanh nghiệp Việt Nam tăng năng suất, đồng thời giảm chi phí trong dài hạn. Tôi nghĩ, tầm nhìn này trở nên quan trọng khi Việt Nam muốn gia tăng khả năng cạnh tranh ở mức độ khu vực cũng như thế giới.

*Việc ứng dụng những robot này vào chu trình sản xuất/ nhà máy đóng vai trò như thế nào trong việc chuyển đổi sang các nền tảng sản xuất mới hiện đại hơn, bền vững hơn?

Khi nói đến sản xuất, robot của EPSON mang lại nhiều lợi ích, như thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, kiểm tra, đóng gói, xử lý vật liệu... với độ chính xác cao và khả năng lặp lại trong thời gian dài, đảm bảo quy trình sản xuất các bộ phận dòi hỏi sự tỉ mỉ được diễn ra ổn định. Cũng chính vì lý do đó, chúng trở nền cần thiết không chỉ cho khâu chế tác, kiểm định các linh kiện điện tử nhỏ, phức tạp, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn giảm rủi ro đến từ lao động thủ công và tăng độ an toàn.

Bên cạnh đó, robot tự động hoá trong sản xuất làm giảm số lượng tác vụ đòi hỏi sức lực từ công nhân, từ đó cải thiện hiệu quả và năng suất từ họ. Đồng thời, hỗ trợ các hoạt động bền vững bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động đến môi trường. Cách tiếp cận này đòi hỏi ít không gian hơn và giảm chất thải công nghiệp, nhờ các sai sót đến từ con người được giảm thiểu. Ngoài ra, robot dòng T3-B, T6-B và LS3-B không cần pin cho động cơ, loại bỏ nhu cầu thay thế và giảm lãng phí pin.

Từ các công nghệ này có thể thấy, tầm quan trọng của xu hướng tự động hóa và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời gian tới khi Việt Nam sẽ phải định vị lại thế mạnh cạnh tranh của mình chuyển đổi từ “công xưởng sản xuất” gia công giá rẻ sang nền sản xuất thông minh năng suất cao.

*Tuy nhiên, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị tân tiến như thế này ở Việt Nam cũng là bài toán mà doanh nghiệp cân nhắc, giải pháp của EPSON là gì thưa ông?

EPSON hiểu rằng những thách thức trong việc bảo trì những thiết bị như vậy cần có lực lượng lao động lành nghề và hệ thống hỗ trợ dịch vụ kịp thời để giảm thiểu thời gian máy móc không hoạt động hoặc không sử dụng được ở nhà máy. Vì vậy, EPSON đã thành lập 2 văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM với cơ sở hạ tầng được trang bị kỹ lưỡng, song song với đội ngũ kỹ sư địa phương đảm nhiệm các dịch vụ hậu mãi (bảo trì & dịch vụ). Ngoài đội ngũ của mình, chúng tôi còn tích cực bổ nhiệm các đối tác bán hàng và dịch vụ mới, những người sẽ sát cánh với khách hàng.

* Vận hành những thiết bị tân tiến này đòi hỏi đi cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp. EPSON đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam như thế nào trong việc giải bài toán này?

Nhìn chung việc đào tạo vận hành máy móc thường dao động trong khoảng thời gian 2 tuần đến 3 tháng, tùy thuộc vào kiến thức và khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân.

EPSON luôn tin tưởng vào đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản và thường xuyên của mình, những người sẽ hỗ trợ xuyên suốt cho các đối tác. Đồng thời, nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn trong ngành, đặc biệt là ở giai đoạn hiện tại, chúng tôi cũng đang giúp khách hàng, đối tác cuối cùng kết nối với các học viện (trường đại học), để hoàn thiện được phương diện đó. Đây là kế hoạch lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bên, không chỉ cho EPSON, mà còn cho đội ngũ nhân lực chuyên môn cao nhằm hỗ trợ cho Việt Nam phát triển theo nền kinh tế có tỉ trọng công nghệ cao.

Cám ơn ông!


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới