Hủy
Thế giới

Dưới áp lực của ông Trump, OPEC sẽ phải kìm hãm đà tăng của giá dầu?

Bá Ước Thứ Hai | 28/05/2018 15:54

Trong vòng 6 tuần, Ả rập Saudi đã đi từ ủng hộ giá dầu tăng cao hơn tới cố gắng chặn đà tăng giá dầu ở mức 80USD/thùng.
 

Thay đổi này đã ảnh hưởng đến triển vọng cho thị trường dầu mỏ, nhấn chìm giá cổ phiếu của các công ty khai thác dầu mỏ truyền thống và nhà sản xuất đá phiến sét và tạo ra tranh cãi giữa các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ.

Tình hình có gì thay đổi? Các lo ngại liên quan đến nguồn cung do việc tái áp đặt trừng phạt của Mỹ đối với xuất khẩu dầu của Iran hồi đầu tháng này và sự sụp đổ nhanh chóng của ngành năng lượng Venezuela là một phần của câu trả lời, nhưng chúng chỉ thứ yếu nếu so với ông Donald Trump.

Vào ngày 20.4, tổng thống đã lên Twitter để cảnh báo việc OPEC đang thúc đẩy giá dầu lên cao hơn. Ông đăng dòng tweet: "Giá dầu hiện đang ở mức rất cao một cách giả tạo!"

Động thái của Trump đã tạo ra tiếng nói rõ rệt đối với một mối quan ngại của Mỹ và các nước tiêu thụ khác: dầu tăng từ dưới 30USD/thùng vào đầu năm 2016 lên hơn 80USD/thùng trong tháng này có nguy cơ trở thành mối đe dọa cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hôm 25.5, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả rập Saudi Khalid Al-Falih công bố một sự thay đổi trong chính sách mà có thể dẫn đến đà bán tháo trên thị trường dầu, nói rằng OPEC và các đồng minh của nước này "khả năng" sẽ tăng sản lượng trong nửa cuối năm nay.

Sau những bình luận của Al-Falih, được đưa ra sau một cuộc họp với đối tác Nga của ông ở St. Petersburg, đã giảm giá dầu thô xuống hơn 3USD xuống dưới 67USD/ thùng tại New York hôm 25.5. Trên thị trường dầu, giới phân tích liên tục tănggiá mục tiêu cho dầu thô 100 USD, 150 USD và thậm chí 300 ISD, đột nhiên quá ồn ào.

Ai hưởng lợi?

Người đó không chỉ là Mỹ. Những người mua dầu thô chủ chốt của Ả Rập Saudi cũng gây áp lực lên Riyadh. Dharmendra Pradhan, bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ, cho biết ông đã gọi Al-Falih và "bày tỏ mối lo ngại của mình về việc tăng giá dầu thô."

Các quan chức OPEC đã tham dự một cuộc họp tại khách sạn Ritz-Carlton sang trọng ở Jeddah trên bờ Biển Đỏ của Ả Rập Saudi khi Trump đăng dòng tweet thể hiện quan điểm của mình và họ ngay lập tức coi đó là một sự can thiệp đáng kể.

"Chúng tôi đã tham dự cuộc họp ở Jeddah, khi chúng tôi đọc tweet", Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết hôm 25.5. "Tôi nghĩ là Khalid đã khuyến khích chúng tôi, có lẽ chúng tôi cần phải đáp lại. Chúng tôi ở OPEC luôn tự hào là bạn của Mỹ".

Các nhà ngoại giao và quan chức dầu mỏ ở các nước OPEC cũng lo ngại về sự hồi sinh tiềm năng ở Washington của cái gọi là dự luật NOPEC, trong đó yêu cầu OPEC tuân theo luật chống độc quyền Sherman, được sử dụng hơn một thế kỷ trước để phá vỡ thế độc quyền của đế chế dầu mỏ của nhà John Rockefeller.

Dự luật trên lần đầu xuất hiện trong năm 2007 vào thời Tổng thống George W. Bush và giá dầu đã ở quanh mức 100 USD/thùng và trở lại một vài năm sau đó dưới thời Barack Obama. Dù các vị tổng thống tiền nhiệm phản đối, nguy cơ cho OPEC là ông Trump sẽ "làm khác người và hỗ trợ thông qua dự luật này," McNally nói.

Cũng có những dấu hiệu cho thấy Nga, nước đã tham gia vào các đợt cắt giảm của OPEC đã giúp cải thiện thị trường dầu mỏ, đã cho rằng giá dầu tăng như vậy là đủ.

OPEC và các đồng minh sẽ họp tại Vienna cho một cuộc họp chính sách vào ngày 22.6 nhằm kết thúc thỏa thuận cắt giảm đang thực thi. Trong khi Al-Falih và Novak của Nga đã chỉ ra rằng sản lượng dầu nhiều khả năng sẽ tăng, nhưng tăng bao nhiêu vẫn là một dấu hỏi.

Các nhà sản xuất dầu đang tranh luận về mức tăng ít nhất 300.000 thùng/ngày (được các nhà sản xuất Vùng vinh bao gồm Saudi Arabia ủng hộ), hay tăng thêm khoảng 800.000 thùng/ngày (được Nga ủng hộ). "Còn quá sớm để nói về một số con số cụ thể, chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng," Novak nói.

Mặc dù nhận xét của Al-Falih đã giá ngay lập tức tác động đến giá, vẫn có những lý do khiến mọi người lạc quan vì các trader đang chờ đợi sự trừng phạt của Mỹ đối với Iran và căng thẳng chính trị rộng lớn hơn ở Trung Đông.

Trong một lá thư gửi cho các nhà đầu tư hồi đầu tháng này, Pierre Andurand, giám đốc quỹ phòng hộ ủng hộ dầu tăng giá, cảnh báo rằng nếu Ả Rập Saudi "bù đắp cho việc giảm sản lượng từ Iran và Venezuela", công suất dự phòng toàn cầu sẽ giảm xuống mức nguy hiểm. "Giá dầu có khả năng tăng lên mức cao kỷ lục và sau đó sẽ giảm nhanh chóng", ông viết.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới