Hủy
Thế giới

Toyota chi 2,8 tỷ USD làm phần mềm xe hơi tự lái

Thái Bình Thứ Ba | 06/03/2018 15:26

Tập đoàn Toyota Motor dự kiến chi 2,8 tỷ USD để đảm bảo hệ thống viết phần mềm cho xe ôtô tự lái.
 

Nikkei: Toyota và Honda ngừng xuất khẩu xe vào Việt Nam

Theo James Kuffner, người sẽ điều hành dự án mới này, công ty cần những giải pháp nhanh hơn và đáng tin cậy hơn cho việc viết phần mềm vì những chiếc xe tự lái đòi hỏi phải có hàng triệu dòng mã máy tính. Điều này thật khác khi so sánh với hàng chục nghìn dòng mã trong xe hơi chỉ cách thời điểm này đúng một thế hệ.

Nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đang tìm cách vượt qua các đối thủ cạnh tranh khổng lồ trong ngành xe hơi cũng như với dòng xe mới Waymo của Alphabet Inc. khi ngành công nghiệp này đang có xu thế hướng tới các phương tiện tự lái.

“Chúng tôi không chỉ tăng gấp đôi mà còn tăng gấp bốn lần về ngân sách”, Kuffner nói trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi có gần 4 tỷ USD để có thể thực sự đưa Toyota trở thành người dẫn đầu thế giới trong cuộc đua ứng dụng công nghệ” Đối với dự án này, Toyota đang thành lập một công ty mới ở Tokyo với hai nhà cung cấp của mình. Hôm thứ sáu, Kuffner được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của liên doanh, có tên là Viện Nghiên cứu Toyota – Phát triển Nâng cao.

Robot học (Robotics) và trí thông minh nhân tai (AI) 

Toyota cũng đã từng đầu tư 1 tỉ đô la để thành lập một đơn vị độc lập được gọi là Viện Nghiên cứu Toyota (TRI) vào năm 2015 để nghiên cứu về xe tự lái, robot và trí thông minh nhân tạo. Kuffner, 47 tuổi, từng là giám đốc công nghệ của TRI, và hiện tại cơ quan này có khoảng 250 nhân viên làm việc. Trước đó, ông là trưởng nhóm nghiên cứu về máy tính và điện toán đám mây tại đơn vị Google của Alphabet.

Theo thông tin từ Toyota, hai nhà cung cấp lớn nhất của Toyota là Denso Corp. và Aisin Seiki Co. sẽ đầu tư vào dự án mới này, mỗi công ty sẽ nắm giữ 5% cổ phần.

Hiện nay, Kuffner cho biết, các nhóm lập trình viên đang làm việc độc lập để giải quyết các vấn đề lớn liên quan đến xe tự lái và sau đó sẽ ráp lại cùng nhau và thử nghiệm với AI và các công cụ khác. Toyota có kế hoạch tối đa hóa hiệu quả của quá trình này bằng cách hoàn thành từng công đoạn của phần mềm được viết ra để đảm bảo rằng nó đủ mạnh cho các xe ôtô và xe tải mà Toyota bán ra thị trường.

Kuffner so sánh quá trình phát triển hiện nay với những gì ông đã triển khai khi thiết lập hệ thống sản xuất Toyota nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong ngành công nghiệp vào những năm 1980. Ông lúc đó đã yêu cầu công nhân đóng cửa dây chuyền lắp ráp, tập trung sửa chữa những chỗ hỏng rồi sau đó mới tiếp tục sản xuất.

Olympics 2020

Ông cho biết ông hy vọng sẽ sử dụng hệ thống mới cho những chiếc xe bán tải chạy bằng điện tự lái mà Toyota dự định giới thiệu tại Thế vận hội Olympics tại Tokyo vào năm 2020 và hệ thống mới này cũng đuọc áp dụng cho các thiết bị an toàn ngày càng tinh vi hơn trên các loại xe do Toyota bán ra thị trường.

Tháng trước, công ty đã giới thiệu chiếc sedan Lexus LS 500 tự động khởi động chế độ lái và phanh hẹp sau khi xác định người đi bộ trên đường đi.

“Toàn bộ ý tưởng là, chúng ta có thể xây dựng một chiếc xe có phần mềm đáng tin cậy và không bị sự cố, phần mềm sẽ không bao giờ là nguyên nhân gây ra tai nạn”, Kuffner nói.

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới