Hủy
Thế giới

Trung Quốc hủy đàm phán thương mại với Mỹ?

Bá Ước Thứ Bảy | 22/09/2018 16:55

 
 
Đó là cách Bắc Kinh đáp trả chính quyền Trump, bày tỏ lập trường không đàm phán dưới áp lực.

Không còn điểm lùi?

Trung Quốc đã hủy bỏ đàm phán thương mại với Mỹ, vốn đã được lên kế hoạch cho những ngày tới, theo hai nguồn thạo tin của Wall Street Journal vấn đề này, làm phai nhạt hơn nữa triển vọng để giải quyết một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán sau sự leo thang mới nhất trong căng thẳng thương mại.

Các quan chức Trung Quốc đã nói rằng họ sẽ không nhượng bộ trước sức ép của ông Trump. Theo WSJ, bằng cách từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán, Bắc Kinh đang theo đuổi cam kết là tránh đàm phán dưới áp lực.

"Mỹ đã không thể hiện sự chân thành và thiện chí," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Geng Shuang, cho biết tại một cuộc họp báo hôm 21.9. "Chúng tôi hy vọng rằng phía Mỹ sẽ sửa chữa những sai lầm của họ."

Việc áp thuế quan mới nhất, có hiệu lực vào ngày 24.9 tới, đưa Trung Quốc và Mỹ đến gần một cuộc chiến thương mại toàn diện hơn. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang để ngỏ khả năng tham gia vào các cuộc đàm phán mới với Washington vào tháng tới, những người quen thuộc với vấn đề này cho hay.

⇒Khi Mỹ-Trung hành động bất chấp luật lệ

⇒Bán lẻ Mỹ "kêu cứu" vì thuế quan

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã gửi lời mời tới Phó Thủ tướng Lưu Hạc, người phụ trách kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình, cách đây hai tuần yêu cầu một vòng đàm phán mới trong tháng này. Các cuộc đàm phán trước đó đã kết thúc mà không có bất kỳ đột phá nào.

Các quan chức Trump đã nhận thấy các đề nghị từ Bắc Kinh - phần lớn liên quan đến việc mua nhiều sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khác của Mỹ- không đáp ứng đủ yêu cầu của Nhà Trắng cho một sân chơi công bằng hơn cho các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc.

Ban đầu, Bộ trưởng Thương mại Wang Shouwen, người lãnh đạo nhóm đàm phán của Trung Quốc ở vòng gần nhất, lại một lần nữa dẫn đầu một nhóm đàm phán tại Mỹ và sau đó Phó Thủ tướng Lưu Hạc có chuyến đi đến Washington vào ngày 27-28.9. Cả hai chuyến đi đó đã hủy bỏ, theo nguồn tin của WSJ.

Những người am tường kế hoạch của chính quyền Mỹ nói rằng ông Trump dự kiến ​​sẽ đưa ra một tuyên bố chính thức để thực thi một đợt áp thuế quan tiếp theo, nếu được thực hiện đầy đủ, sẽ bao gồm hầu như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc của Hoa Kỳ, tổng cộng 505 tỷ USD vào năm 2017.

Trung Quoc huy dam phan thuong mai voi My?
Chiến tranh thương mại nhìn từ phía Mỹ trong giai đoạn 2018-2020 qua những con số Cột bên trái là các chính sách kích thích của chính quyền Trump, bao gồm cắt giảm thuế, chi tiêu tài khóa, và hồi hương các khoản đầu tư nước ngoài, cột bên trái là các chính sách áp thuế. Kết luận, tác động tích cực từ chiến tranh thương mại có tác động khá hạn chế, chỉ bằng 1/10 chính sách kích thích tài khóa mà chính quyền Trump đang thực hiện. Nguồn: CNBC

Với các mức thuế mới sắp được thực thi và mối đe dọa đến gần hơn, các quan chức Trung Quốc trong những ngày gần đây đã đặt câu hỏi liệu bây giờ có phải là thời gian cho thương lượng hay không. Nhiều người quan chức làm chính sách Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh nên chờ đợi để thương lượng cho đến sau cuộc bầu cử giữa tháng 11 tại Mỹ. Họ nói rằng ông Trump chưa sẵn sàng cho một thỏa thuận và đang tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc để nâng cao uy tín của mình trước cuộc bầu cử, mặc dù ông có thể dễ chịu hơn sau cuộc bầu cử.

Vẫn còn hy vọng cho đàm phán

Trong khi đó, Bắc Kinh hy vọng rằng một hội nghị thượng đỉnh giữa 2 nước có thể diễn ra vào cuối tháng 11, nhân cuộc họp nhóm G-20, có thể tạo cơ hội cho cả hai bên đạt được một thỏa thuận giải quyết. Để chuẩn bị cho cuộc họp cấp cao tiềm năng, các quan chức Trung Quốc vẫn đang tìm cách khởi động lại các cuộc đàm phán, người dân nói. "Vấn đề có thể được xem xét lại vào tháng 10," cũng theo nguồn tin của WSJ.

Cho đến nay, chiến lược của Bắc Kinh là phản ứng mạnh mẽ với cuộc tấn công thương mại của chính quyền Trump. Nhưng vì Trung Quốc nhập khẩu ít hơn từ Mỹ - chỉ dưới 130 tỷ USD năm ngoái - hơn là ngược lại, Bắc Kinh đang hết sản phẩm để trừng phạt. Nếu Bắc Kinh tiến hành trả đũa bằng cách nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc, như một số quan chức đã đề xuất, nước này có nguy cơ làm suy yếu môi trường đầu tư nước ngoài và gây ra việc tháo chay vốn nước ngoài vào thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.

Đó là lý do tại sao Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã yêu cầu các quan chức của mình tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp của Washington và Mỹ, theo các quan chức và cố vấn chính phủ Trung Quốc. Ví dụ, ông Lưu Hạc trong những tuần gần đây đã trấn an các công ty Mỹ rằng sẽ không có sự trừng phạt chống lại họ.

Cho đến nay, xung đột thương mại đã có tác động hạn chế đến nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều cố vấn của chính phủ và các nhà kinh tế kỳ vọng tăng trưởng giảm tốc trong những tháng tới, và là kết quả của việc xuất khẩu của Trung Quốc suy yếu và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Wang Yiming, Phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước cho biết: “Chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển tiếp của Trung Quốc hướng tới tăng trưởng chất lượng cao hơn”.

Nguồn Wall Street Journal


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới