“Không thể để thị trường bất động sản rơi tự do”
Tại buổi tọa đàm này, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần phải giải cứu bất động sản, nhưng không một thành phần nào có thể đủ sức giải cứu đơn lẻ, mà phải là sự hợp lực của Nhà nước, ngân hàng, doanh nghiệp và người dân.
Liên quan đến kế hoạch tung ra gói tín dụng hỗ trợ bất động sản 30.000 tỷ đồng với lãi suất 6%/năm trong 3 năm, ông Hiếu đề xuất nên là 5% hoặc thấp hơn nữa và duy trì trong thời gian 10, 20 thậm chí 30 năm để mỗi tháng. Theo đó, người dân chỉ phải trả cả gốc lẫn lãi ở mức 5 triệu đồng/tháng, phù hợp với thu nhập hiện nay.
Ông Hiếu nhận định: “Thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay chưa chạm đáy, theo chủ quan của tôi sẽ chạm đáy vào cuối năm nay, nhưng chưa phải là đáy theo mô hình chữ V, mà là đáy bằng, và sẽ còn đi ngang trong 2 – 3 năm nữa, vì còn phụ thuộc vào nợ xấu. Nếu nợ xấu được giải quyết ngay ngày mai thì thị trường sẽ đi lên vào 2014.”
Ông Hiếu còn kiến nghị, Quốc hội cần xem xét không nên cho phép nhà đầu tư huy động vốn từ người dân (thực tế ở Việt Nam nhiều dự án huy động tới 70% - 80% giá trị bất động sản), bởi khi các nhà đầu tư này không vay được vốn ngân hàng để tiếp tục dự án, người dân có nguy cơ mất trắng.
Tham gia thảo luận, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư có quan điểm riêng: “Không thể để thị trường rơi tự do tùy thích. Tôi không nghĩ thị trường phải chạm đáy rồi mới đi lên được, mà giai đoạn nào cần phải giải quyết vấn đề của giai đoạn đó, chứ không phải để chạm đáy rồi mới giải quyết.”
Theo ông Lược, thị trường bất động sản cũng cần phải vận động theo quy luật nội tại của nó, nhưng khi đã xuất hiện lệch lạc thì cần có sự can thiệp của Nhà nước. Cụ thể là để không nảy sinh bong bóng, Nhà nước cần có cơ chế để thị trường phát triển lành mạnh, từ đó cân đối được cung cầu thực tế, ngăn chặn các dòng vốn đầu cơ…
Ông Lược tỏ ra không đồng tình với quan điểm của ông Hiếu, rằng tất cả cần hợp lực để cứu bất động sản, bởi tất cả có nghĩa là không có ai phải chịu trách nhiệm cả, mà Nhà nước nhất thiết phải đóng vai trò chính, còn doanh nghiệp làm gì, người dân tham gia ở mức độ nào thì cũng do sự điều tiết của Nhà nước.
Khép lại phiên thảo luận thứ nhất, ông Phan Hùng Thắng – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp bất động sản Việt Nam phát biểu, một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản khó khăn, là công tác quản lý còn bất cập, thiếu quy hoạch, dẫn đến đầu tư theo phong trào và hàng loạt hệ lụy khác đe dọa nền kinh tế.
Theo ông Thắng, thị trường bất động sản có rất nhiều phân khúc, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng chỉ giải quyết được một phần nhỏ.Vì vậy cần có giải pháp toàn diện hơn.
Nguồn Dân Việt
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư