Thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ ra sao?
Thị trường địa ốc Trung Quốc đang tồn đọng nhiều lỗ hổng ở các khu vực nhà ở thứ cấp và nguồn vốn của các chủ đầu tư tư nhân. Ảnh: Nikkei Asia.
Mới đây, các ngân hàng Phố Wall đưa ra nhận định rằng sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc sẽ là lực cản đối với nền kinh tế nước này trong nhiều năm tới. Thậm chí những quốc gia trong khu vực cũng có thể bị ảnh hưởng.
“Nhìn chung, thị trường địa ốc Trung Quốc đang tồn đọng nhiều lỗ hổng ở các khu vực nhà ở thứ cấp và nguồn vốn của các chủ đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, dường như chính phủ vẫn chưa tìm ra giải pháp để nhanh chóng khắc phục những lỗ hổng này”, Chuyên gia kinh tế học của Goldman Sachs nhận định.
Nhóm chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ phục hồi theo hình chữ L. Việc này có thể kéo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đi xuống. Theo đó, sự suy yếu của ngành địa ốc sẽ là lực cản đối với Trung Quốc trong nhiều năm tới, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có thể giảm dần theo thời gian.
iệc cắt giảm lãi suất là chưa đủ để vực dậy thị trường. Ảnh: CNBC. |
Mặt khác, các chuyên gia phân tích tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ ra tay giải cứu thị trường bất động sản thông qua các chính sách tài khoá. Tuần trước, nhóm cổ phiếu ngành địa ốc Trung Quốc đã tăng vọt trên sàn giao dịch Hồng Kông sau khi có thông tin Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cắt giảm lãi suất mua lại đảo ngược (repo) kỳ hạn 7 ngày 0,1% từ 2% xuống còn 1,9%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng chính quyền Bắc Kinh cần phải làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy niềm tin của các doanh nghiệp đầu tư. Theo đó, việc cắt giảm lãi suất là chưa đủ để vực dậy thị trường. Trung Quốc cần tung thêm các biện pháp kích thích và nới lỏng chính sách trong thời gian tới.
Đại diện Goldman Sachs dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các gói hỗ trợ về chính sách, cả về tiền tệ và tài chính nhằm xoay chuyển tâm lý tiêu cực về triển vọng kinh tế của đất nước trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ không tập trung để “tạo ra một chu kỳ đi lên” và cũng sẽ không lặp lại “chương trình cải tạo các khu ổ chuột bằng hỗ trợ tiền mặt vào năm 2015-2018”. Các biện pháp mới có thể bao gồm nới lỏng tín dụng cho người mua nhà mới hoặc nâng cấp nhà.
“Quả tạ” của nền kinh tế
Trong một báo cáo của mình, ngân hàng Morgan Stanley cũng đã đưa ra cảnh báo sự suy yếu của ngành bất động sản có thể trở thành “quả tạ” đè nặng lên tăng trưởng của nền kinh tế thứ 2 thế giới.
“Nếu những khó khăn trong thị trường bất động sản ngày càng nghiêm trọng và không có định hướng tháo gỡ cụ thể, bóng ma tâm lý e ngại rủi ro sẽ phủ bóng lên hệ thống tài chính và niềm tin của người tiêu dùng. Từ đó, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm tốc nhanh hơn nữa”, ông Chetan Ahya, Chuyên gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley, nhận xét.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không đạt được như kỳ vọng nhưng lại không nằm trong thế “tiến thoái lưỡng nan” như các Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới. Hai vấn đề gây thách thức của Trung Quốc là tốc độ tăng trưởng chững lại và giảm phát đều có chung cách giải quyết. Câu trả lời được các chuyên gia kinh tế đưa ra đó là nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khoá. Tuy nhiên trên thực tế, PBOC dường như đang bỏ qua vấn đề giảm phát.
Về điều này, nhiều ý kiến cho rằng ngay cả khi không tung ra các gói kích thích kinh tế, chính quyền Bắc Kinh vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%, bởi so với năm 2023, nền kinh tế năm 2022 quá yếu ớt.
Có thể bạn quan tâm:
Vị thế trung tâm casino thế giới của Macau đang "lung lay"
Nguồn CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Văn Kim
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn