Những "toan tính" của tỉ phú tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử Nhật Bản
Ông Mikitani, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Rakuten là người tiên phong trong cuộc cách mạng internet của Nhật Bản. Ảnh: Tech in Asia.
Những cuộc bắt tay với gã khổng lồ
Sở dĩ cổ phiếu Rakuten tăng mạnh là vì công ty có trụ sở tại Tokyo này đã công bố kế hoạch huy động 2,2 tỉ USD bằng cách bán cổ phiếu mới cho một loạt nhà đầu tư tên tuổi để có đủ tiền cho việc triển khai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động của mình.
Ông Mikitani, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Rakuten, sẽ bổ sung thêm 4,4 triệu cổ phiếu nữa vào cổ phần mình đang nắm giữ, mặc dù tổng cổ phần của ông sẽ giảm từ 39,3% xuống 34% sau vụ giao dịch này. Hiện tại, giá trị tài sản ròng của ông là 8,6 tỉ USD.
Ông là người tiên phong trong cuộc cách mạng internet của Nhật Bản. Ông cùng với Shinnosuke Honjo lập ra Rakuten vào năm 1997 nhưng giờ đây người này không còn gắn bó với công ty. Là sự pha trộn giữa Amazon và eBay, trang web có chức năng như một ngôi chợ trực tuyến này có doanh thu hàng năm gần 30 triệu USD khi Rakuten xuất hiện trên sàn chứng khoán vào năm 2000. Công ty có kế hoạch đổi tên thành "Rakuten Group" vào ngày 1.4 sắp tới.
Japan Post, một công ty trước đây thuộc sở hữu nhà nước, sau đó đã được tư nhân hóa, sẽ trở thành cổ đông lớn thứ hai của Rakuten với 8,3% cổ phần. Ảnh: CNBC. |
Japan Post, một công ty trước đây thuộc sở hữu nhà nước, sau đó đã được tư nhân hóa, sẽ trở thành cổ đông lớn thứ hai của Rakuten với 8,3% cổ phần. Mối quan hệ giữa hai công ty sẽ kết hợp hơn 100 triệu người dùng của Rakuten với mạng lưới giao hàng toàn quốc của Japan Post với khoảng 24.000 bưu cục.
Về phần mình, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Japan Post, Hiroya Masuda nói: “Sự ràng buộc về vốn sẽ làm cho mối quan hệ giữa hai tập đoàn trở nên bền chặt hơn và trở thành động lực để mở rộng hợp tác”. Rakuten và Japan Post cho hay hai tập đoàn sẽ tìm hiểu phương thức hợp tác trong các lĩnh vực như thanh toán phi tiền mặt và các sản phẩm bảo hiểm.
Mối liên quan với Tencent và Walmart
Trong khi đó, Tencent của Trung Quốc sẽ có được 3,6% cổ phần trong Rakuten, còn nhà bán lẻ Walmart của Mỹ sẽ mua 0,9% cổ phần. Các công ty này đều xem nội dung kỹ thuật số và thương mại điện tử là những lĩnh vực tiềm năng để hợp tác.
Mục tiêu mà Rakuten đang nhắm tới là tận dụng lượng khách hàng khổng lồ đã sử dụng thương mại điện tử, thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến, giao dịch trực tuyến và nội dung của mình. Họ hi vọng những người này cũng sẽ đăng ký dịch vụ di động của mình. Kể từ khi ra mắt vào năm ngoái, đến nay dịch vụ này đã thu hút khoảng 3 triệu người dùng.
Doanh thu của Rakuten đã tăng 15,2% vào năm ngoái lên gần 1,46 nghìn tỉ yên (tương đương 13,3 tỉ USD). Ảnh: Tech in Asia |
"Hoạt động của chúng tôi mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh và chúng tôi có thể làm phong phú thêm dịch vụ của mình bằng cách sử dụng hệ sinh thái Rakuten hiện có. Ngoài ra, tôi không nghĩ mọi người thực sự quan tâm nhiều lắm đến việc đó là dịch vụ của NTT, SoftBank hay Rakuten. Vấn đề chủ yếu họ nghĩ đến là khả năng kết nối, tốc độ, giá cả và loại dịch vụ bổ sung nào mà chúng tôi có thể cung cấp", ông Mikitani nói.
Nỗ lực xây dựng một mạng di động ở Nhật Bản của Rakuten diễn ra khi họ đồng thời phải "đấu" với Amazon và các đối thủ khác để giành thị phần lớn hơn trong thị trường thương mại điện tử của quốc gia này. Doanh thu của Rakuten đã tăng 15,2% vào năm ngoái lên gần 1,46 nghìn tỉ yên (tương đương 13,3 tỉ USD), nhưng công ty lại bị lỗ chi phí hoạt động 102,7 tỉ so với một năm trước đó. Rakuten cho biết khoản lỗ này là do chi phí đầu tư lớn vào việc triển khai các trạm gốc cho đơn vị mạng di động của mình.
►Tỉ phú khởi nghiệp ở tuổi 42 thành "vua giải khát" giàu nhất Trung Quốc
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Quảng Định
-
Nguyễn Hằng
-
Lam Nhi
-
Andreas Kaplan (Bảo Hân ghi)
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn