3 sai lầm tài chính phổ biến nhất
Hình ảnh minh họa: CNBC.
Ở đây chúng ta sẽ xem xét một số sai lầm tài chính phổ biến nhất thường khiến mọi người gặp khó khăn lớn về kinh tế. Ngay cả khi bạn đang không gặp khó khăn về tài chính, tránh xa những sai lầm này có thể là chìa khóa để đảm bảo an toàn tài chính.
Chi tiêu quá mức
Có vẻ như không phải là một vấn đề lớn khi bạn mua một ly cà phê hoặc ăn tối ở ngoài tiệm thường xuyên hoặc trả tiền cho mỗi vé xem phim. Tuy nhiên khi cộng những khoản nhỏ này lại, đó lại là một khoản khá lớn.
Chỉ 25 USD mỗi tuần chi tiêu cho việc đi ăn ở bên ngoài đã tiêu tốn của bạn 1.300 USD mỗi năm. Số tiền này có thể chuyển thành khoản tiết kiệm để chi trả cho những khoản nợ thẻ tín dụng hoặc chi trả các khoản nợ. Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính, thì việc tránh sai lầm này thực sự quan trọng. Xét cho cùng, nếu bạn chỉ còn vài USD nữa là bị tịch thu tài sản thế chấp hoặc phá sản, thì mỗi USD sẽ có giá trị hơn bao giờ hết.
Tiền lương chỉ đủ sinh hoạt phí
Vào tháng 6/2021, tỉ lệ tiết kiệm cá nhân của hộ gia đình Mỹ là 9,4%. Nhiều hộ gia đình có thể sống bằng tiền lương, và một vấn đề không lường trước có thể dễ dàng trở thành thảm họa nếu bạn không có sự chuẩn bị.
Kết quả tích lũy của việc chi tiêu quá mức đặt mọi người vào một tình thế bấp bênh, một tình thế mà họ cần đến từng xu kiếm được và một lần thiếu lương sẽ là một thảm họa. Chưa kể những rủi ro COVID-19 hay suy thoái kinh tế có thể khiến bạn mất đi công việc hiện tại, đánh mất nguồn thu duy nhất của mình.
Nhiều nhà lập kế hoạch tài chính sẽ yêu cầu bạn trích lập chi phí dự phòng trong 3 tháng ở một tài khoản mà bạn có thể tìm đến nó một cách nhanh chóng nhất. Mất việc làm hoặc những thay đổi trong nền kinh tế có thể làm cạn kiệt khoản tiết kiệm của bạn và khiến bạn rơi vào vòng luẩn quẩn trả nợ. Khoảng thời gian đệm 3 tháng có thể là sự khác biệt giữa việc giữ hay phải bán căn nhà của bạn để trả nợ.
Trả nợ bằng tiền tiết kiệm
Khi trích lập tiền lương vào các khoản hưu trí, các nhà hoạch định tài chính thường khuyên bạn nên thực hành kỷ luật một cách đều đặn trong thời gian dài, để đảm bảo an toàn về mặt tài chính.
Việc ‘mượn tạm’ các khoản hưu trí để trả nợ ngoài việc mất đi sức mạnh của lãi kép , rất khó để trả lại những khoản mà bạn đã ‘mượn tạm’ đó. Với suy nghĩ rằng vay từ tài khoản hưu trí có thể là một lựa chọn khả thi, nhưng ngay cả những người lập kế hoạch kỷ luật nhất cũng gặp khó khăn trong việc dành tiền để xây dựng lại các tài khoản này.
Khi khoản nợ được trả hết, sự cấp bách phải trả lại thường biến mất. Sẽ rất hấp dẫn nếu tiếp tục chi tiêu với tốc độ cũ, điều đó có nghĩa là bạn có thể mắc nợ trở lại. Nếu bạn định trả nợ bằng tiền tiết kiệm, bạn phải sống như thể bạn vẫn còn một khoản nợ phải trả quỹ hưu trí của bạn.
Có thể bạn quan tâm
88% công ty sẵn sàng tăng mức lương dành cho nhân viên
Nguồn Theo Investopedia
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư