Hủy
Cửa sổ quản trị

4 sai lầm tài chính phổ biến nhất

Khánh An Thứ Sáu | 09/06/2023 10:50

Tránh xa những sai lầm này có thể là chìa khóa để bảo vệ tài sản tốt nhất. Ảnh: Tomorrowmakers.

 
 
Có những sai lầm tài chính sẽ khiến chúng ta gặp khó khăn lớn về kinh tế.

Ngay cả khi bạn đang không gặp khó khăn về tài chính, tránh xa những sai lầm này có thể là chìa khóa để bảo vệ tài sản tốt nhất. 

Chi tiêu bất hợp lý 

Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự cần những món đồ khiến bạn phải trả tiền hàng tháng, hàng năm không. Những thứ như truyền hình cáp, dịch vụ âm nhạc, hoặc thẻ thành viên phòng tập thể dục cao cấp có thể buộc bạn phải trả tiền không ngừng, nhưng không để lại cho bạn thứ gì. Khi tiền bạc eo hẹp, hoặc bạn chỉ muốn tiết kiệm nhiều hơn, việc tạo ra một lối sống gọn gàng hơn có thể là một cách lâu dài để tăng số tiền tiết kiệm và giúp bạn vượt qua khó khăn về tài chính.

 

Sống bằng nợ vay 

Sử dụng thẻ tín dụng để mua nhu yếu phẩm đã trở nên phổ biến. Nhưng một điểm đáng lo ngại là số lượng người tiêu dùng sẵn sàng trả lãi suất 2 con số cho các chi phí như xăng dầu, hàng tạp hóa và một loạt mặt hàng khác đang tăng lên. Theo các chuyên gia tài chính, đây không phải là cách chi tiêu khôn ngoan. Lãi suất thẻ tín dụng làm cho giá của các mặt hàng thiết yếu đắt hơn rất nhiều, trong một số trường hợp, nếu không quản lý được chi tiêu, bạn có thể rơi vào cảnh chi tiêu nhiều hơn so với số tiền mình kiếm được. Lâu dần, điều này sẽ khiến bạn thâm hụt ngân sách trầm trọng, thậm chí rơi vào cảnh “vô sản” hay ngập trong nợ nần. 

Không đầu tư vào quỹ hưu trí

Nếu tiền của bạn không được đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập thụ động, bạn có thể không bao giờ ngừng làm việc được. Đóng góp hàng tháng vào các tài khoản hưu trí được chỉ định là điều cần thiết để nghỉ hưu thoải mái. Quỹ hưu trí cũng là một trong những phần quan trọng trong kế hoạch nghỉ hưu. Bởi lẽ, bạn không thể đi làm cả đời mà không nghỉ hưu được. 

 

Trả nợ bằng tiền tiết kiệm

Bạn có thể nghĩ rằng nếu khoản nợ của bạn chiếm 19% trong khi tài khoản hưu trí chỉ chiếm 7% trong tổng thu nhập, nếu hoán đổi 2 vị trí này cho nhau, khoản chênh lệch còn lại sẽ trở thành tiền tiết kiệm của bạn. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như thế. 

Khi bạn sử dụng khoản tiền tiết kiệm để trả nợ, ngoài việc mất đi sức mạnh của lãi kép, rất khó để trả lại các quỹ tiết kiệm mà bạn đã “mượn tạm” đó, và bạn có thể phải trả những khoản phí khổng lồ. Với suy nghĩ rằng, vay từ tài khoản hưu trí có thể là một lựa chọn khả thi, nhưng ngay cả những người lập kế hoạch kỷ luật nhất cũng gặp khó khăn trong việc dành tiền để xây dựng lại các tài khoản này.

Khi khoản nợ được trả hết, sự cấp bách phải trả lại thường biến mất. Sẽ rất hấp dẫn nếu tiếp tục chi tiêu với tốc độ cũ, điều đó có nghĩa là bạn có thể mắc nợ trở lại. Nếu bạn định trả nợ bằng tiền tiết kiệm, bạn phải sống như thể mình vẫn còn một khoản nợ phải trả, đó là quỹ hưu trí. 

Có thể bạn quan tâm 

Nhà đầu tư cá nhân trở lại, số tài khoản chứng khoán mới vượt mốc 100.000

Nguồn Theo Investopedia


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới