Tuổi 30 và 3 sai lầm cần tránh
Hình ảnh minh họa: Freepik.
30 tuổi, nếu như lời bài hát "60 năm cuộc đời" thì có lẽ bạn đã đi được nửa chặng đường. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các quyết định tài chính được đưa ra ở độ tuổi 30 có thể có tác động lớn đến tương lai của bạn.
Theo chia sẻ của Nhà hoạch định tài chính kiếm Giám đốc Điều hành của Blue Ocean Global Wealth "Tiền là một công cụ. Khi chúng ta biết cách sử dụng tiền một cách thông minh, chúng ta có thể sống cuộc sống theo cách chúng ta muốn".
Dưới đây là 3 sai lầm về tài chính cần tránh ở độ tuổi 30 để có một cuộc sống hạnh phúc.
Không tiết kiệm cho nghỉ hưu
Các chuyên gia về tài chính thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt đầu tiết kiệm cho nghỉ hưu sớm, đặc biệt nếu bạn muốn sở hữu 1,7 triệu USD vào năm bạn 65 tuổi.
Ông Kaleb Paddock, một nhà hoạch định tài chính được chứng nhận tại Ten Talents Financial Planning ở Parker, Colorado cho biết một người ở độ tuổi 30 có cơ hội rất lớn để khai thác sức mạnh của lãi suất kép.
Không giống như lãi đơn, vốn chỉ mang lại lợi nhuận từ số tiền đầu tư, lãi kép còn mang lại lợi nhuận trên chính những khoản lợi nhuận của bạn. Điều đó có nghĩa là tiền của bạn tăng theo cấp số nhân khi bạn đầu tư. Và thời gian là một thứ hàng hóa mà bạn không bao giờ có thể lấy lại. Bạn không thể tua lại đồng hồ khi nó đang chạy đến tương lai. Do vậy, lời khuyên của các chuyên gia tài chính là hãy tiết kiệm 15% lương cho tương lai của bạn.
Không đặt mục tiêu tài chính
Không đặt mục tiêu là sai lầm lớn nhất mà mọi người có thể mắc phải ở độ tuổi 30. Bởi lẽ, việc đặt mục tiêu cung cấp định hướng tài chính và thiết lập các mốc thời gian để đạt được những thành quả trong cuộc sống, như tự do tài chính, mua nhà, sinh con và bắt đầu kinh doanh.
“Nếu chưa đặt ra bất kỳ mục tiêu tài chính nào, thì tuổi 30 là thời điểm tốt để lên kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn”, Ryan Marshall, một nhà hoạch định tài chính tại Ela Financial Group cho biết.
Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được là chìa khóa để tích lũy của cải. Ảnh minh họa: Freepik. |
Không theo dõi chi tiêu
Theo dõi tiền của mình đã dùng ở việc gì là một điều cần thiết, nó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình thu chi, giúp bạn đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và hợp lý hơn.
"Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được là chìa khóa để tích lũy của cải. Điều đó không dễ, nhưng chắc chắn là đơn giản", ông Kristin O’Keeffe Merrick, Cố vấn tài chính của O’Keeffe Financial Partners chia sẻ.
Để tránh bội chi, trước tiên cần nắm vững dòng tiền của mình. Bắt đầu bằng cách theo dõi thói quen chi tiêu trong khoảng thời gian 30 ngày. Sau khi viết ra mọi giao dịch đã thực hiện và số tiền chi tiêu trong 1 tháng, bạn sẽ nhận thấy những khoản chi tiêu nào là không cần thiết và có thể cắt giảm nó đi.
Một trong những phần khó nhất của tài chính cá nhân là tạo ra sự cân bằng giữa việc thiết lập một lối sống thoải mái và việc tiết kiệm. Cách duy nhất để đạt được sự cân bằng đó là hiểu rõ cách thức tiền vào và ra khỏi túi.
Có thể bạn quan tâm
Làm gì để tài sản của bạn không bị lạm phát bào mòn?
Nguồn CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh Hằng
-
Nguyễn Việt Dũng