Hủy
Doanh Nghiệp

Mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa: "Vũ khí" mới cho doanh nghiệp Việt

Mộc Lam Thứ Năm | 23/05/2024 20:49

Hoạt động tái chế nhựa

 
 
Mô hình kinh tế tuần hoàn tái chế rác thải nhựa nổi lên như một giải pháp hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan.

Trong kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Trong bối cảnh đó, mô hình kinh tế tuần hoàn tái chế rác thải nhựa nổi lên như một giải pháp hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và các bên liên quan.

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam trong những năm gần đây

Mỗi năm, Việt Nam thải ra môi trường khoảng 3,9 triệu tấn chất thải nhựa, tương đương với 10,8 kg/người/năm. Tuy vậy, tỷ lệ rác thải nhựa được tái chế hiện còn ở mức rất thấp, chỉ khoảng 9%. Báo cáo của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam đang lãng phí gần 3 tỉ USD do không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt. Đáng nói, thực trạng này không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và hệ sinh thái, mang đến những tác động tiêu cực lâu dài đến môi trường, kinh tế.

Trước thực trạng đó, việc xử lý và tái chế nhựa sẽ là mảnh ghép quan trọng góp phần hạn chế tác động của rác thải nhựa lên môi trường nói chung, đồng thời giúp tiết kiệm lượng lớn tài nguyên thiên nhiên dùng cho việc sản xuất nhựa mới. Nếu được xử lý và tái chế đúng cách, rác thải nhựa còn có thể mang đến tiềm năng lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp. Cùng với đó, trong bối cảnh hiện nay, khả năng xử lý và tái chế rác thải nhựa cũng sẽ là một trong những thế mạnh của doanh nghiệp trong việc thu hút người tiêu dùng, cũng như nguồn nhân sự chất lượng quan tâm đến các doanh nghiệp xanh.

Xử lý rác thải nhựa: Sự vào cuộc của toàn xã hội

Chính phủ đã đề ra lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa và loại bỏ sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Theo sát lộ trình đó, Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích hoạt động tái chế chất thải nói chung, chất thải nhựa nói riêng nhằm khuyến khích, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào hoạt động tái chế chất thải. 

Cụ thể, kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 đặt ra mục tiêu giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương vào năm 2025, và giảm 75% vào năm 2030. Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu phát triển mạnh mẽ ngành tái chế nhựa, sao cho đến năm 2025, cả nước sẽ không sử dụng các loại túi ni-lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn và khu du lịch.

Mô hình kinh tế tuần hoàn: Chìa khóa tháo gỡ bài toán khó, tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Cùng với đó, từ năm 2024, Chính phủ yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm phải thu hồi, tái chế bao bì nhựa thải bỏ thông qua một trong các hình thức: tự tổ chức thu hồi, tái chế hoặc; ủy thác cho bên thứ ba thu hồi, tái chế hoặc; đóng góp kinh phí thu hồi, tái chế vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. 

Song song với đó, một số doanh nghiệp hiện nay đang đẩy mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa để thay cho mô hình kinh tế tuyến tính "sản xuất - tiêu dùng - thải bỏ". Cụ thể, các doanh nghiệp đều hướng đến việc tái sử dụng, tái chế nguyên liệu và sản phẩm, giảm thiểu rác thải, kéo dài vòng đời sản phẩm. 

Trong bối cảnh dầu mỏ ngày càng khan hiếm, việc sử dụng nhựa tái chế làm nguyên liệu sản xuất mở ra cho doanh nghiệp định hướng sản xuất tiết kiệm, bền vững hơn. Mô hình kinh tế tuần hoàn còn góp phần giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về khủng hoảng khan hiếm tài nguyên, đồng thời tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ và chuỗi cung ứng... 

Khi chi phí được cắt giảm, doanh nghiệp cũng dễ dàng tăng sức cạnh tranh về giá trên thị trường. Song song với đó, điều này cũng giúp doanh nghiệp thu hút và nhận được đánh giá cao từ nhiều đối tác, nhân sự có chung quan tâm tới môi trường, xã hội. Ở phạm vi rộng hơn, tới năm 2030, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ mang lại tổng lợi ích kinh tế lên tới 4,5 nghìn tỷ USD. Riêng ở khu vực châu Âu, việc áp dụng mô hình này còn giúp tạo ra giá trị kinh tế lên đến 1,8 nghìn tỷ Euro. (nguồn)

Thực tế, mô hình kinh tế tuần hoàn đã chứng minh được hiệu quả ở nhiều doanh nghiệp nổi tiếng tại các quốc gia khác. Đơn cử, mô hình này đã giúp Tesco, chuỗi siêu thị lớn nhất tại Anh, loại bỏ hơn 2,2 mảnh nhựa từ hoạt động kinh doanh tại nước này kể từ năm 2019. 

Tăng tốc thông qua tìm kiếm những sáng kiến đổi mới sáng tạo

Việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ là trách nhiệm từ cấp Chính phủ, mà cần đến sự góp sức, đồng lòng từ chính các doanh nghiệp. Dẫn đầu là Unilever Việt Nam - một trong những doanh nghiệp tiên phong với mô hình kinh tế tuần hoàn từ nhiều năm trở lại đây. Mới đây nhất, Unilever đã đồng hành cùng chương trình được tổ chức với sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh BritCham, Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa”, với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa. 

Hoạt động triển lãm về Kinh tế Tuần hoàn đã giới thiệu một quy trình toàn diện để khái niệm này trở nên gần gũi với người dân hơn
Hoạt động triển lãm về Kinh tế Tuần hoàn đã giới thiệu một quy trình toàn diện để khái niệm này trở nên gần gũi với người dân hơn

Đây là sân chơi nhằm tìm kiếm, vinh danh các sáng kiến mới, giải pháp đổi mới sáng tạo nâng cao chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa. Đối tượng tham gia là các cá nhân và tổ chức có sản phẩm hoặc dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực thu gom, và tái chế chất thải nhựa. Mục tiêu của chương trình là hoàn thiện mô hình kinh tế tuần hoàn nhựa, tập trung vào khâu thu gom tái chế rác thải nhựa.

Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa” là một mảnh ghép quan trọng trong những nỗ lực của Unilever hướng tới mục tiêu 100% bao bì sản phẩm đều có thể tái chế vào năm 2025, thu gom và xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra. 

Từ nhiều năm qua, Unilever luôn tích cực thúc đẩy các sáng kiến để cải thiện vật liệu bao bì phù hợp với kinh tế tuần hoàn. Đến nay, Unilever Việt Nam đã đạt 63% bao bì có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời cắt giảm 52% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào việc cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế. 

 

Thông tin về cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024”

Cuộc thi diễn ra trong 5 tháng, từ tháng 4/2024 tới tháng 8/2024, với các vòng sàng lọc, tuyển chọn, đào tạo và chung kết. Cụ thể:

12/4 - 15/6/2024: Giai đoạn nhận hồ sơ dự thi

24/6 - 10/7/2024: Vòng Tuyển chọn Top 50

11 - 15/7/2024: Vòng Tuyển chọn Top 20

23/7 - 31/7/2024: Vòng Tuyển chọn Top 5 - Lần 1 (Trực tuyến)

Đầu tháng 8/2024: Vòng Tuyển chọn Top 5 - Lần 2 và Vòng Chung kết -  Ngày Vinh danh các Giải pháp xuất sắc 

Để đăng ký tham dự, các đội thi tiến hành điền thông tin, tải mẫu hồ sơ năng lực (Pitch Deck), hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ tại trang chủ chính thức của Chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” tại: https://plasticscircularity.britchamvn.com/


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới

XOR, XOR Việt Nam