Thế Giới Di Động: Lợi nhuận sau thuế 2 tháng đầu năm tăng 16%, khả năng gián đoạn nguồn cung trong 3 tháng tới là thấp
Ảnh: TL
Trong bối cảnh dịch bệnh, doanh thu của các cửa hàng BHX khá ổn định và đang có xu hướng tăng lên.
Nếu tình hình dịch bệnh không diễn biến trầm trọng hơn và không kéo dài quá lâu, MWG kỳ vọng tổng doanh thu các tháng tới đây vẫn tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình hoạt động 2 tháng đầu năm
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 20.541 tỷ đồng (tăng trưởng 18%) và lợi nhuận sau thuế đạt 845 tỷ đồng (tăng trưởng 16%) so với cùng kỳ năm 2019.
Nguồn: MWG |
• Theo ngành hàng, so với lũy kế 2 tháng đầu năm 2019, sản phẩm điện thoại và điện tử tăng trưởng dương, trong khi nhóm điện lạnh và gia dụng tăng trên 15%.
Đặc biệt, ngành hàng máy tính xách tay ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 80% so với cùng kỳ do nhu cầu học tập và làm việc tại nhà trong mùa dịch Covid-19. Với 253 cửa hàng kinh doanh đồng hồ tại thời điểm cuối tháng 2, ngành hàng này mang về gần 300 tỷ đồng doanh thu lũy kế cho MWG. Thực phẩm và FMCGs tiếp tục tăng trưởng hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2019.
Từ tháng 2/2020 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-2019 đã có nhiều diễn biến phức tạp. Công ty nhận thấy các cửa hàng TGDĐ và ĐMX ngoài khu vực Hà Nội và TP.HCM ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn so với 2 thành phố chính (các cửa hàng ngoài Hà Nội và TP.HCM chiếm gần 80% tổng số lượng cửa hàng của MWG). Trong khi đó, do kinh doanh nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân, doanh thu của các cửa hàng BHX khá ổn định và đang có xu hướng tăng lên.
Nguồn: MWG |
• Mặc dù chịu tác động của dịch bệnh, doanh thu thuần riêng tháng 2 của MWG vẫn tăng trưởng 13% nhờ (i) TGDĐ và ĐMX duy trì được tổng doanh số tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 và (ii) sự đóng góp tích cực từ chuỗi BHX. Cụ thể là, đóng góp doanh thu từ chuỗi BHX có sự tăng trưởng vượt bậc, từ mức 5% thời điểm tháng 2/2019 lên tới 16% vào tháng 2/2020.
• Đối với BHX, trong 1.068 cửa hàng tại thời điểm cuối tháng 2 có 628 cửa hàng tỉnh và 198 cửa hàng lớn, lần lượt tương đương với 59% và 18% tổng số cửa hàng của toàn chuỗi. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng BHX đạt 1,2 tỷ đồng, so với tháng 2/2019 là khoảng 900 triệu (tháng 2 là tháng thấp điểm nhất trong năm do hiệu ứng sau Tết). Đặc biệt, số lượng đơn đặt hàng trên BHX online trong tháng 2 tăng xấp xỉ 30% so với tháng 1/2020 và gấp đôi số đơn hàng trung bình hàng tháng trong năm 2019. BHX online chính thức mở rộng dịch vụ ra ngoài Tp HCM và thử nghiệm tại Biên Hòa từ tháng 12/2019.
• Do yếu tố mùa vụ, tháng 2/2019 dù hoạt động ít hơn vài ngày so với tháng 2/2020 nhưng có 3 ngày kinh doanh rơi vào dịp cao điểm trước tết. Doanh số trong vòng 5 ngày cuối cùng trước Tết Âm Lịch thường tăng rất mạnh so với ngày kinh doanh bình thường (cao gấp 3 lần đối với chuỗi TGDĐ và ĐMX và tăng từ 30%-100% đối với chuỗi BHX). Do vậy, kết quả lũy kế 2 tháng sẽ phản ánh chính xác hơn tình hình kinh doanh mùa Tết của MWG.
Chuỗi Bách Hóa Xanh
phần lớn là thu mua từ các nhà cung cấp trong nước nên vẫn đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng ngày của người dân.
• Từ đầu tháng 2 đến nay, Công ty chủ động chậm lại kế hoạch mở rộng (chỉ mở các cửa hàng BHX đã chuẩn bị mặt bằng và nhân sự từ trước) để theo dõi ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nhu cầu mua sắm các loại sản phẩm của khách hàng và xây dựng các kịch bản ứng phó phù hợp.
• Cho đến thời điểm giữa tháng 3, tình hình kinh doanh không có nhiều đột biến so với cùng kỳ. Nếu tình hình dịch bệnh không diễn biến trầm trọng hơn và không kéo dài quá lâu, MWG kỳ vọng tổng doanh thu các tháng tới đây vẫn tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung của MWG
Đối với các mặt hàng công nghệ và điện máy: MWG đã chốt đơn hàng cho kế hoạch bán hàng 6 tháng đầu năm với các nhà cung cấp từ trước 31/12/2019 nên công ty sẽ luôn được ưu tiên so với các đối tác khác. Do đó, sự quan ngại đứt đoạn về chuỗi cung ứng đối với MWG trong 3 tháng tới là thấp.
Các sản phẩm điện gia dụng, phụ kiện và đồ dùng nhà bếp: ít lỗi mốt, giá trị sản phẩm thấp, ngày tồn kho cao hơn hàng công nghệ và điện máy nên chưa bị ảnh hưởng trong các tháng tới.
Giải pháp của MWG để ứng phó với dịch Covid-19
Để tăng doanh thu, Thế Giới Di Động triển khai 3 biện pháp sau:
(i) đẩy mạnh bán hàng qua nhiều kênh (bao gồm online);
(ii) tập trung bán các sản phẩm có nhu cầu cao trong mùa dịch;
(iii) lấy khó khăn làm cơ hội đẩy thị phần khi các chuỗi nhỏ hoạt động không hiệu quả.
Để giảm chi phí, Thế Giới Di Động triển khai:
(i) Đàm phán giảm giá thuê mặt bằng kinh doanh đối với tất cả các chuỗi;
(ii) Thực hiện các biện pháp để tăng năng suất lao động, hạn chế tuyển dụng mới cho tới khi tình hình dịch bệnh rõ ràng hơn.
(iii) Rà soát hoạt động vận hành tại cửa hàng và văn phòng để tiết giảm chi phí;
(iv) Chuẩn bị các kịch bản cần thiết để đối phó với từng cấp độ diễn tiến của dịch bệnh.
Có thể bạn cũng quan tâm
► Cổ phiếu giảm sâu, nhiều lãnh đạo Thế Giới Di Động đăng ký mua cổ phiếu MWG
► Tồn kho của Thế Giới Di Động tăng mạnh
Nguồn MWG
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam