Hủy
Doanh Nghiệp

Tiêu dùng nội địa, động lực chính thúc đẩy tăng trưởng GDP cuối năm

Hoàng Kim Thứ Ba | 31/10/2023 17:13

Masan cùng hành trình phụng sự người tiêu dùng.

 
 
Trong bối cảnh khó khăn, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là 3 động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023.

Lực đẩy từ tiêu dùng nội địa 

Theo báo cáo trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, tình hình kinh tế - xã hội trong nước tiếp tục xu hướng phục hồi. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy. 

Tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,16%. Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 9 tháng đạt 75,5% dự toán, ước cả năm đạt và phấn đấu vượt dự toán được giao trong khi miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí khoảng 75 nghìn tỉ đồng. Nhiều chuyên gia và tổ chức có uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế nước ta và dự báo Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới.

Người tiêu dùng mua sắm thịt mát MEATdeli
Người tiêu dùng mua sắm thịt mát MEATdeli

Về chính sách tài khóa, theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã luôn nhận thức rất rõ ràng và theo dõi rất chặt chẽ tình hình. "Gần đây nhất là khi NHNN cố gắng đưa ra các biện pháp giúp tăng trưởng tín dụng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua việc giảm lãi suất trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023", bà Dorsati Madani nhấn mạnh.

Những cú sốc và ảnh hưởng từ các yếu tố kinh tế - chính trị thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu, và nền kinh tế trong nước của Việt Nam. Trong bối cảnh khó khăn đó, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là 3 động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023, về cơ bản động lực chính vẫn là tiêu dùng nội địa. Theo đó, tiêu dùng tư nhân sẽ vẫn đứng vững, tăng 6% so với cùng kỳ, đóng góp 3,4 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP. 

 “Quý IV luôn là thời điểm sản xuất kinh doanh sôi động hơn. Các ngành sản xuất sẽ chạy nước rút để có hàng hóa, phục vụ nhu cầu sắm Tết của người dân.” - Chuyên gia tài chính, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ sự lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam cuối năm 2023. 

Masan Consumer tham gia hội chợ xuất khẩu TP. HCM
Masan Consumer tham gia hội chợ xuất khẩu TP. HCM

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hợp tác, “đón sóng” tiêu dùng phục hồi 

Doanh thu thuần 9 tháng 2023 của Masan Group đạt 57.470 tỉ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cho cổ đông thiểu số (NPAT Pre - MI) là 1.353 tỉ đồng. Giữa bối cảnh nền kinh tế khó khăn, khoản lãi ngàn tỉ đồng cũng là một con số đáng mơ ước của không ít doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

The CrownX (công ty hợp nhất Masan Consumer Holdings và WinCommerce) đạt doanh thu 41.704 tỉ đồng trong 9 tháng năm 2023 và 14.869 tỉ đồng trong quý 3/2023, tăng lần lượt 2,4% và 1,2% so với cùng kỳ. EBITDA của The CrownX đạt 5.622 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023 và 2.116 tỉ đồng trong quý 3/2023, tăng lần lượt 11,4% và 13,6% so với cùng kỳ.

Chuỗi bán lẻ WinCommerce mở mới 245 siêu thị mini (WinMart+) và 2 siêu thị (WinMart) trong 9 tháng đầu năm 2023. Tính đến cuối tháng 9/2023, chuỗi WinCommerce có 3.586 điểm bán trên toàn quốc. Trong quý 2/2023, WCM chia sẻ kế hoạch cải tạo các cửa hàng WinMart+ hiện có ở khu vực thành thị và nông thôn. Các cửa hàng được cải tạo mang lại doanh thu tăng như dự kiến: trong quý 3/2023, tăng trưởng so với cùng kỳ của cửa hàng WIN và WinMart+ lần lượt là 4,8% và -3,5%, so với mức giảm -8% của các cửa hàng WinMart+ khác. 

Khách hàng mua sắm tại siêu thị WinMart
Khách hàng mua sắm tại siêu thị WinMart.

Tiếp đến, với Masan Consumer Holdings, doanh nghiệp ghi nhận được gần 20.380 tỉ đồng doanh thu và 9.020 tỉ đồng lãi gộp. Các ngành hàng có kết quả kinh doanh nổi bật là Gia vị, Thực phẩm tiện lợi và Sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình. Các ngành hàng này ghi nhận tăng trưởng lần lượt là 21,0%, 8,3% và 39,4% trong 9 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ. Trong quý 3/2023, biên lợi nhuận gộp ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử là 45,6% giúp thúc đẩy biên EBITDA lên mức 26%. Tăng trưởng vượt trội của biên lợi nhuận gộp là thành quả của việc có mức giá bán cao được củng cố bởi thương hiệu mạnh, danh mục sản phẩm có biên lợi nhuận cao, khả năng đảm bảo chi phí nguyên vật liệu thấp, và kế hoạch cung cầu được tối ưu hóa để cải thiện chi phí chuyển đổi sản xuất. Quý 4/2023, MCH tiếp tục tập trung cải tiến, đổi mới cho sản phẩm đồ uống, HPC và thực phẩm tiện lợi để thúc đẩy tăng trưởng trong quý 4/2023.

Bên cạnh đó, mảng thịt Masan MEATLife (MML) cũng góp vào hơn 5.200 tỉ đồng doanh thu (+61%), nhờ doanh số tăng mạnh hơn trên hầu hết các phân khúc sản phẩm, đặc biệt là thịt chế biến. Phần lợi nhuận gộp của Masan MEATLife đạt 735 tỉ đồng, tăng tới hơn 209% so với cùng kỳ năm trước. Quý 4/2023, MML sẽ tiếp tục nâng cao trải nghiệm thương hiệu - là điểm đến mua thịt tại các điểm bán của WCM bằng cách triển khai các quầy Meat Corner tại một số địa điểm, giúp nâng cao khả năng hiển thị và trải nghiệm khách hàng cho các sản phẩm MEATDeli.

Đầu tháng 10/2023, Bain Capital - Quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới cam kết đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group (MSN). Khoản đầu tư do Bain Capital và nhóm nhà đầu tư do quỹ ngoại này dẫn dắt có thể tăng lên 500 triệu USD. Tương tự, SK Group là đối tác dài hạn của Masan Group. Trên tinh thần đó, đối với phần vốn sở hữu của SK Group tại Masan, đôi bên đã thống nhất hợp tác cùng nhau để triển khai một lộ trình nhiều năm giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông của cả hai doanh nghiệp. 


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới