Hủy
Kinh Doanh

Bầu Kiên hầu tòa, ông Trần Xuân Giá vắng mặt

Thứ Tư | 16/04/2014 11:09

 
 
Sáng nay, phiên xử các bị cáo là cựu lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng ACB vắng mặt ông Trần Xuân Giá.

6h30, khoảng 20 cảnh sát có mặt, kiểm soát an ninh quanh khu vựccổng tòa. Sau khoảng 5 phút, đoàn xe chở phạm nhân tiến đi vào cổng. Trong 9 người bị xét xử, có 4bị tạm giam gồm: Nguyễn Đức Kiên (cựu phó chủ tịch HĐQT ACB), Lý Xuân Hải (cựu tổng giám đốc ACB)cùng Trần Ngọc Thanh (giám đốc Công ty ACBI), Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng ACBI).

8h, phiên tòa phải tạm dừng ít phút trong phần công bố đưa vụ ánra xét xử do mất điện. Chủ tọa cho biết bị cáo Trần Xuân Giá (cựu chủ tịch Ngân hàng ACB) xin vắngmặt vì đang bị bệnh. Ông Giá đề nghị được xét xử vắng mặt.

Khoảng 60 phóng viên có mặt tại tòa đưa tin về phiên xử được đánh giá là mộttrong 10 "đại án" xảy ra trong những năm vừa qua.Điện sau đó lại chập chờn khiến phầnthủ tục khai mạc bị gián đoạn.

9h, tòa tiếp tục kiểm tra căn cước 8 bị cáo và những người liênquan.

xx-kien-8223-1397612774.jpg

Bầu Kiên (hàng đầu, áo kẻ) và các đồng phạm trước vành móng ngựa.Ảnh:Việt Dũng

9h20, có 4 luật sư bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên gồm Trần ĐônHùng, Vũ Xuân Nam, Ngô Duy Ngọc, Bùi Quang Ngiêm.Luật sư Lưu Tiến Dũng, bào chữa choông Trần Xuân Giá, cũng có mặt.

Ngân hàng ACB mời một luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Phía Ngân hàngVietinbank có 4 luật sư.Hai cựu phó chủ tịch HĐQT ACB là bị cáo Trịnh Kim Quang, PhạmTrung Cang mời luật sư Phạm Danh Tín. Cựu tổng giám đốc ACB Lý Xuân Hải có 3người bào chữa gồm: Lưu Văn Thám, Nguyễn Đình Hưng và Vũ Thị Kim Ngọc

Cựu phó tổng ACB Huỳnh Quang Tuấn được luật sư Kiều Vũ Thị Quyên, Vũ Ngọc Chi,Lưu Văn Tám bào chữa.Bị cáo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến có luật sư Nguyễn ThịKim Thanh, Phạm Nam Phong.

Tòa cũng triệu tập Huỳnh Thị Huyền Như (cựu cán bộ Vietinbank, vừa lĩnh án chungthân) đến phiên xử.

9h45, chủ toạ cho biết, đại diện nhiều tổ chức liên quan khôngđến và sự vắng mặt ông Giá nên đề nghị VKS cho ý kiến.Công tố viên cho rằng, đây làphiên xử kéo dài, đề nghị toà tiếp tục triệu tập đến. Ông Giá cũng cần triệu tập đến để xác minhtình trạng bệnh của bị cáo. Việc vắng mặt của các tổ chức, cá nhân đến thời điểm này không ảnhhưởng đến quá trình xét xử.

10h, luật sư Lưu Tiến Dũng (bào chữa cho ông Giá) trình bày thânchủ đã có đơn gửi TAND Hà Nội nói về tình trạng sức khoẻ không tốt nên đề nghị Toà hoãn xử để ôngGiá có thời gian chữa trị.

10h10, một số luật sư cũng đề nghị hoãn phiên xử vì cho rằng ôngTrần Xuân Giá với vai trò Chủ tịch HĐQT có những quyết định liên quan đến sai phạm xảy ra tại ACB,đây là mấu chốt của tội danh cố ý làm trái đang cáo buộc 5 lãnh đạo cao cấp của ngân hàng này, đồngthờiđể làm rõ thiệt hại của ACB sau khi phiên phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền như kếtthúc.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên trình bày: "Tôi bị buộc tội Trốn thuế nên yêu cầu người kývăn bản có thẩm quyền thuế có mặt để đối chất. Tôi bị buộc tội kinh doanh trái phép trong khi tấtcả các hoạt động kinh doanh đều có phép, nên đề nghị triệu tập Phòng đăng ký kinh doanh HCM và HàNội và đại diện các Bộ Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước... đến tòa".

Bị cáo Kiên cũng đề nghị triệu tập ông Trần Mạnh Hùng, Đỗ Minh Toàn (Chủ tịch Hộiđồng tín dụng ACB) và nhiều người khác vì cho rằng những cá nhân, tổ chức trên ảnh hưởng đến quyềnlợi của mình.Hơn 20 tháng qua, bị cáo đã gửi nhiều đơn tới cơ quan điều tra, cho rằng"không có tội, bị oan" nên mong muốn tòa xét xử sớm, công khai để xác định thực chất vụ án làgì.

Bị cáo đề nghị xử trước các phần không liên quan đến ông Giá, cho rằng việc vắngmặt của ông này không làm ảnh hưởng đến 3 tội danh mình bị truy tố và không liên quan đến ACB.

10h20, HĐXX tuyên bố nghỉ hộiý.

huyen-nhu-6184-1397618294.jpg

Huỳnh Thị Huyền Như bị triệu tập đến TAND Hà Nội. Ảnh chụp qua màn hình.

TAND Hà Nội mở phiên xử Nguyễn Đức Kiên cùng 8 người về 4 tội: Trốn thuế, Kinhdoanh trái phép, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêmtrọng.Chủ tọa là Phó chánh án TAND Hà Nội Nguyễn Hữu Chính - người từng cầm trịch xétxử nhiều vụ án lớn. Khoảng 20 luật sư dự kiến sẽ tham gia bào chữa cho các bị cáo, riêng ông Kiênmời 4 người.

Hiện 6 luật sư tham gia tố tụng tại vụ án này gửi văn bản đề nghị hoãn phiên xửtới TAND Hà Nội. Một trong các lý do là kết luận tại phiên phúc thẩm của vụ lừa đảo do Huỳnh ThịHuyền Như chủ mưu có ý nghĩa quyết định đến việc xác định thiệt hại của Ngân hàng ACB cũng như xácđịnh tội danh cố ý làm trái quy định cùng trách nhiệm dân sự của ông Kiên và người liên quan.

cong-toa-500-4590-1397610511.jpg

Cổng tòa án TAND Hà Nội trước khi đoàn xe chở bị cáođi vào.Ảnh:Quý Đoàn

Theo luật sư, trong trường hợp, cấp phúc thẩm tuyên buộc Vietinbank bồi thườngtoàn bộ số tiền Huyền Như chiếm đoạt thì đồng nghĩa với việc ACB không có thiệt hại. Khi đó ôngKiên cùng đồng phạm dù có cố ý làm trái khi ủy thác cho hàng chục nhân viên mang tiền của ACB đigửi tiết kiệm tại Vietinbank thì cũng sẽ không cấu thành tội phạm như truy tố của VKSND Tốicao.

Theo cáo buộc, từ năm 1993, ông Kiên sở hữu gần 3,8% cổ phiếu của ngân hàng ACB,giữ chức Phó chủ tịch HĐQT trong 14 năm (1994-2008), Chủ tịch Hội đồng đầu tư ngân hàng ACB trong 9năm (2003-2012). Trong thời gian này, ông thành lập 6 công ty gồm: Công ty Cổ phần phát triển sảnxuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam, Công ty cổ phần đầu tư Thương mại B&B, Công ty cổ phần tậpđoàn tài chính Á Châu, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty cổ phần đầu tư Á Châu và công tyTNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Cả 6 công ty đều do ông Kiên làm chủ tịch HĐQT.

Theo cơ quan công tố, từ ngày 15/5/2007 đến ngày 3/8/2012, thông qua 6 công tynày, ông Kiên đã tổ chức kinh doanh không đúng với giấy phép khi mua bán cổ phần, cổ phiếu, vàngvới tổng số tiền hơn 21.000 tỷ đồng.

Ngoài kinh doanh trái phép, theo cơ quan công tố, ông Kiên còn có hành vi lừa đảochiếm đoạt tài sản. Cụ thể, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (ACBI), thế chấp 20 triệu cổ phầnCông ty cổ phần Thép Hoà Phát để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng ACB. Song với tư cách là chủtịch HĐQT, ông Kiên đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (Giám đốc ACBI), Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng)lập khống biên bản họp HĐQT và quyết định về việc bán số cổ phần để tạo lòng tin với Công ty TNHHmột thành viên Thép Hoà Phát làm công ty này tin số cổ phần này đang được ACBI quản lý, chưa chuyểnnhượng và có tranh chấp. Do vậy, ngày 21/5/2012, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên thép Hòa Phátđã ký hợp đồng mua 20 triệu cổ phần này và chuyển 264 tỷ đồng cho Công ty ACBI. Nguyễn Đức Kiên bịcho là chủ mưu lừa đảo trong vụ này và Thanh, Yến là đồng phạm giúp sức.

kien-7563-1397550340.jpg

Bầu Kiên khi còn đương chức.

Ở cáo buộc cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêmtrọng, ngoài ông Kiên còn có nhiều lãnh đạo cao cấp của ACB bị cho có liên quan. Theo VKS, ngày22/3/2010, Thường trực HĐQT ACB gồm các ông Trần Xuân Giá (chủ tịch HĐQT), Lê Vũ Kỳ,Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang (3 phó chủ tịch), Lý Xuân Hải (tổng giám đốc), Huỳnh Quang Tuấn(phó tổng giám đốc) cùng Nguyễn Đức Kiên ra quyết định về việc uỷ thác cho các cá nhân gửi tiền,ngoại tệ ở những tổ chức tín dụng. Từ ngày 27/6/2011 đến 5/9/2011, ông Hải đã uỷ quyền cho kế toántrưởng uỷ thác gần 720 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng gửi tiết kiệm vào Vietinbank chi nhánhNhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP HCM. Lãi suất ghi trong hợp đồng là 14% một năm, lãi suất thỏathuận ngoài hợp đồng từ 3,7 đến 13% một năm.

Tuy nhiên, toàn bộ số tiền đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền trưởng phòng giaodịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank chi nhánh TP HCM) sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt, gâythiệt hại cho Ngân hàng ACB.

VKS còn phát hiện trong thời gian nắm giữ vai trò quan trọng tại ngân hàng ACB,ông Kiên cùng các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đãthống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và đầu tư cổ phiếu ACB gâythiệt hại gần 690 tỷ đồng. Các ông này bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm hình sự vì gây thiệt hạicho ngân hàng ACB hơn 1.400 tỷ đồng.

9 người hầu tòa gồm:

1. Nguyễn Đức Kiên, 50 tuổi, bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làmtrái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Trốn thuế, Kinh doanh tráiphép. Trong số này ở tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khung hình phạt có thể lên tới án chungthân.

2. Trần Xuân Giá, 75 tuổi, tại ngoại, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhànước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Lê Vũ Kỳ, 58 tuổi, tại ngoại, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nướcvề quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Trịnh Kim Quang, 60 tuổi, tại ngoại, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhànước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

5. Phạm Trung Cang, 60 tuổi, tại ngoại, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhànước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

6. Lý Xuân Hải, 49 tuổi, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quảnlý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

7. Huỳnh Quang Tuấn, 56 tuổi, tại ngoại, bị truy tố tội Cố ý làm trái quy địnhnhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Khung hình phạt theo tội danh với ông Giá, Quang, Cang, Hải và Tuấn từ 10 đến 20năm tù.

8. Trần Ngọc Thanh, 62 tuổi, bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

9. Nguyễn Thị Hải Yến, 45 tuổi, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khung hình phạt với bị cáo Thanh, Yến từ 12 đến chung thân.

Nguồn VnExpress


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới