Từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác.
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, đến tháng 6-2014, diện tích cao su trên địa bàn tỉnh đạt 133.155 ha, vượt 2.805 ha so với quy hoạch đến năm 2015.
Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.
Với sự phát triển mạnh của cây cao su làm cho năng suất và sản lượng mủ cao su tăng rất nhanh. Theo cơ quan chức năng, hiện tại thế giới đang thừa tới 652.000 tấn cao su và dự báo sẽ tiếp tục dư thừa trong 2 năm tới.
Vì vậy, khả năng xuất khẩu cao su trong nước gặp nhiều khó khăn do cung đã vượt cầu; bên cạnh đó xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, khi thị trường này biến động (cụ thể như thời gian gần đây) sản lượng mủ và giá mủ cao su xuất khẩu giảm mạnh, người trồng cao su gặp rất nhiều khó khăn.
Nguồn Theo DVO, Báo Bình Dương