Đại biểu Quốc hội đề xuất xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo bitcoin
Lao Động
Đâu đó, sự không thừa nhận cũng không thể ngăn chặn người dân giao dịch bằng hình thức trao đổi này. Vấn đề tiền ảo bitcoin được Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Phú Quốc (TP.HCM) đề xuất trong buổi thảo luận sáng 24.10.
ĐBQH Phạm Phú Quốc cho biết, Chính phủ cũng có quan tâm, chỉ đạo để xây dựng khung pháp lý liên quan đồng tiền ảo bitcoin, thế nhưng đến giờ Ngân hàng Nhà nước mới chỉ có một Thông cáo báo chí không công nhận đồng tiền này. Lý do là vì đồng tiền phải do các ngân hàng quốc gia phát hành thì mới hợp lệ.
ĐBQH Phạm Phú Quốc. Ảnh: Lao Động |
Chính phủ cũng đang để Bộ Tư Pháp, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu. Trên thực tế, "đồng tiền ảo đã hình thành, tồn tại một cách khách quan ngẫu nhiên, giống như ánh mặt trời chiếu xuống, mình có sử dụng năng lượng mặt trời thì sử dụng, không sử dụng thì thôi.
Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới bắt đầu công nhận rồi, tính thanh khoản rất tốt, chuyển ngân rất đơn giản, không ai kiểm soát hết. Ví dụ bỏ 4 ngàn đô la Mỹ mua một đồng bitcoin, mai giá trị tăng lên 5 ngàn đô một bitcoin, như vậy là đã phát sinh giao dịch thương mại và ta sẽ phải thu thuế.
Việc phát sinh giao dịch dân sự giữa người với người, tổ chức với tổ chức liên quan đến đồng tiền này thì ta phải quản lý được để đảm bảo quyền tự do thương mại, tự do kinh doanh của người dân. Tôi nghĩ rằng phải hình thành khung pháp lý để quản lý dòng tiền ảo này.
Hiện các nước xung quanh ta đã công nhận đồng tiền này. TQ tuyên bố không công nhận nhưng khi đồng tiền vụt lên về giá trị thì thì người dân sử dụng mạng của Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản để vẫn kinh doanh được đồng tiền này. Tôi cho rằng đây là một vấn đề đáng quan tâm.
Nguồn Lao Động
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư