ĐHCĐ VND: Chủ tịch HĐQT xin lỗi trước đại hội vì đã không hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Tương tự như tại ĐHCĐ của các công ty chứng khoán bị thua lỗ khác, Ban lãnh đạo VND đã bị cổ đôngchất vất quyết liệt. Đặc biệt là kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2011 (202 tỷ đồng) khiến chocác cổ đông của VND năm thứ 2 liên tiếp không nhận được cổ tức.
Chủ tịch HĐQT xin lỗi cổ đông vì kết quả kinh doanh thualỗ
Trước yêu cầu của một cổ đông, Bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT của VND đã thay mặt Ban lãnh đạocủa công ty xin lỗi các cổ đông vì đã không hoàn thành kế hoạch kinh doanh đặt ra.
Bà Hương giải thích, kết quả thua lỗ năm 2011 chủ yếu do việc VND phải trích lập dự phòng khoảng250 tỷ, nếu không tính khoản này, VND vẫn có lãi hoạt động kinh doanh là 48,8 tỷ đồng.
"Trong năm 2009, khi mà quy mô vốn của VND còn nhỏ, chúng tôi đã quyết định đầu tư tài chính, chớplấy các cơ hội ngắn hạn và kỳ vọng vào sự lớn mạnh nhanh chóng của VND. Tuy nhiên, những diễn biếnbất lợi của thị trường chứng khoán đã khiến quyết định này trở thành chủ quan. Và kết quả năm 2011phản ánh toàn bộ các rủi ro của hoạt động đầu tư này" - Bà Hương chia sẻ.
Từ năm 2011, VND đã quyết liệt cắt giảm đầu tư tài chính và hiện nay chỉ duy trì khoảng 50 tỷ đồngcho hoạt động đầu tư ngắn hạn. Hai cổ phiếu SJS và QCG đã được cắt lỗ trong năm 2011 với khoản lỗkhoảng 50 tỷ đồng. Các giá trị đầu tư còn lại đã được trích lập dự phòng khoảng 140 tỷ đồng chủ yếulà hai cổ phiếu VC3 và SDU.
Mục tiêu lãi 152 tỷ đồng trước dự phòng năm 2012
Trong năm 2012, VND đặt kế hoạch doanh thu 224 tỷ đồng và lợi nhuận trước dự phòng là 152 tỷ đồng.Doanh thu dịch vụ tài chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 142 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến trả bằngtiền hoặc cổ phiếu là 10%.
Tuy nhiên kế hoạch này phải kèm theo các điều kiện về tính thanh khoản của thị trường (đạt trungbình 1.500 tỷ/ phiên), Index không giảm thêm so với cuối năm 2011 và lãi suất trên thị trường giảmtương ứng với lạm phát.
Cơ sở cho kế hoạch kinh doanh của VND chính là nền tảng vững chắc của dịch vụ môi giới bán lẻ vớihơn 30.000 tài khoản khách hàng và một hệ thống dịch vụ có năng lực cung cấp cao với chi phí thấp.Năm 2012, VND đặt mục tiêu tăng số lượng tài khoản lên 39.160 và nâng số lượng môi giới lên 100người.
Một cổ đông yêu cầu VND đặt mục tiêu lọt vào top 3 (HNX) và top 5 (HOSE) về thị phần môi giới, bàHương cho biết: Trên thực tế, nếu chỉ xét khách hàng cá nhân, VND sẽ đứng thứ 3 đến thứ 5 trênHOSE.
Việc tham gia vào lĩnh vực môi giới khách hàng tổ chức, để chiếm thị phần cao tại HOSE, cóthể khiến VND không đảm bảo "kỷ luật lợi nhuận trên vốn là 15%". Nguyên nhân là do hoạt động môigiới khách hàng tổ chức có chí phí nhân viên cao, trong khi phí môi giới rất thấp.
Cuối năm 2011, VND chiếm 6,52% thị phần HNX (đứng thứ 3) và 2,44% thị phần HOSE (đứng thứ 10). Mụctiêu năm 2012 của VND là tăng thị phần tại HNX lên 7,2% và HOSE là 4%.
HĐQT tiếp trục trình kế hoạch tăng vốn lên 1.500 tỷđồng.
Tại đại hội này, HĐQT của VND tiếp tục trình ĐHCĐ kế hoạch tăng vốn thêm 500 tỷ đồng thông qua mộttrong hai phương án: (i) Phát hành trái phiếu chuyển đổi với thời hạn 2 năm hoặc (ii) Phát hànhriêng lẻ cho cổ đông chiến lược với giá không thấp hơn giá trị sổ sách của quý gần nhất tại thờiđiểm phát hành.
Số tiền từ đợt phát hành sẽ được VND sử dụng để phát triển nghiệp vụ giao dịch ký quỹ, bổ sung vốnđể nâng cáo năng lực tài chính của VND và đầu tư chứng khoán.
Năm ngoái, VND đã không thể thực hiện kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi 500 tỷ, phát hành10% cổ phiếu để thưởng và trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu cũng như phát hành cổ phiếu cho CBCNV.Theo báo cáo của Ban điều hành, thị trường chứng khoán sụt giảm, công ty bị lỗ lũy kế là lý dokhiến công ty không thể thực hiện kế hoạch phát hành như dự kiến.
ĐHCĐ lần này của VND cũng đã bầu lại HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2012 - 2016. Ông Nguyễn Hoàng Giang, TổngGiám Đốc được bầu bổ vào HĐQT nhiệm kỳ mới.
Nguồn CafeF
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư