Điểm sáng duy nhất trong bức tranh xuất khẩu
Xuất khẩu nông sản vươn lên như điểm sáng duy nhất bất chấp bối cảnh sụt giảm thương mại. Ảnh: KD.
Mặc dù chu kỳ thương mại toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi sơ khởi, xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị suy giảm 7% tính từ đầu năm 2023 tới nay, một cản trở đáng kể đối với tăng trưởng. Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa từ các nước phương Tây sụt giảm, các mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất đi, từ điện tử tiêu dùng và may mặc/da giày đến đồ nội thất gỗ và máy móc, đều rơi vào tình trạng ảm đạm. Trong bối cảnh đó, xuất khẩu nông sản vươn lên như điểm sáng duy nhất bất chấp bối cảnh sụt giảm thương mại.
Hơn 40% nông sản xuất khẩu của Việt Nam được xuất sang châu Á. |
Theo đánh giá của Ngân hàng HSBC, mặc dù lĩnh vực cơ bản chỉ chiếm 1/3 lao động của Việt Nam vẫn tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù tỉ lệ này đã giảm so với mức đỉnh là 40% cách đây một thập kỷ do có thêm lao động trẻ chuyển sang lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Không giống như những lĩnh vực khác ghi nhận mức sụt giảm hai con số, xuất khẩu nông nghiệp đã vững vàng đi qua giông bão, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước tính trên cơ sở bình quân 3 tháng.
Theo HSBC, với nguồn tài nguyên dồi dào, Việt Nam tận hưởng một nền tảng nông nghiệp đa dạng. Thủy sản chiếm gần 40% trong cơ cấu xuất khẩu nông nghiệp, sau đó là tới cà phê Robusta (14%), gạo (12%) và trái cây/rau củ (11%). Tuy nhiên, cơ cấu không phải lúc nào cũng cố định như vậy: Việt Nam có chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu không chỉ tập trung vào gạo, thị phần mặt hàng này đã chững lại trong vòng một thập kỷ qua. Thay vào đó, Việt Nam đã chủ động canh tác trái cây và rau củ để xuất khẩu. Trong số các điểm đến, châu Á chiếm chủ yếu, trong đó Trung Quốc (25%) và ASEAN (18%), hai thị trường này cộng lại chiếm hơn 40% tổng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, sau đó là tới các nước phương Tây với 27% thị phần.
“Nói chung, nhu cầu từ Trung Quốc không đủ để bù đắp cho sự suy yếu trong xuất khẩu của ASEAN, mặc dù đúng là nhu cầu của Trung Quốc đã mạnh lên. Trong trường hợp của Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc đã trở lại mức tăng trưởng khá kể từ quý II/2023, một nửa tăng trưởng đến từ kết quả vượt trội của xuất khẩu nông sản. Nguyên nhân chính cũng nhờ triển khai Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) từ tháng 1/2022”, HSBC nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Đơn hàng tăng, xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ đạt 9 tỉ USD
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Công Sang