Điện gió, điện mặt trời sẽ dẫn dắt ngành năng lượng trong tương lai gần
VinaCapital đang đầu tư lớn cho điện khí LNG, tập trung phát triển các dự án từ sơ khai. Ảnh: thiennhien
Nhà đầu tư “ngoại” và “nội” cùng tham gia thị trường
Tháng 8 vừa qua, công ty năng lượng có trụ sở tại Thái Lan Banpu và chi nhánh kinh doanh điện lực là Banpu Power (BPP) vừa liên kết mua nhà máy Điện gió Mũi Dinh (El Wind Mui Dinh) có công suất 37,6 MW ở tỉnh Ninh Thuận của Việt Nam trong một thỏa thuận trị giá 66 triệu USD.
Bà Somruedee Chaimongkol, Giám đốc điều hành Banpu, chia sẻ Việt Nam có tiềm năng trong khu vực năng lượng tái tạo do Chính phủ Việt Nam đang tìm những khoản đầu tư mới để đạt được mục tiêu 7.000 MW từ điện gió vào năm 2025.
Hiện nay, đã có nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực điện gió, điện mặt trời, có thể kể đến như BIM Group, Trung Nam Group, Xuân Thiện, TTVN Group…
Trong hội nghị các nhà đầu tư mới đây, VinaCapital Group cũng đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng với 3 mũi nhọn chính là điện khí hóa lỏng (LNG), điện mặt trời và điện gió.
Cụ thể, VinaCapital đang đầu tư lớn cho điện khí LNG, tập trung phát triển các dự án từ sơ khai. Hiện VinaCapital đang phát triển dự án nhà máy điện khí hóa lỏng Long An tổng công suất 3.000 MW, dự kiến đi vào vận hành năm 2025.
Nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực điện gió, điện mặt trời. Ảnh: quangngai |
VinaCapital đã bắt tay với GS Energy, một trong những tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc để triển khai dự án tại Long An. Đây là một trong những dự án điện lớn nhất miền Nam, có khả năng đáp ứng khoảng 8% nhu cầu năng lượng của quốc gia khi đi vào vận hành. Tổng mức đầu tư cho nhà máy và hệ thống kho chứa LNG vào khoảng 3,13 tỉ USD.
Với điện mặt trời, tập đoàn này đã thành lập công ty SkyX Solar và ký hợp tác với Saigontel trong việc xây dựng và vận hành chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp, resort… Ngoài ra, tập đoàn sẽ ưu tiên đầu tư thêm vào các dự án điện mặt trời đang vận hành và đầu tư có chọn lọc với các dự án đang xây dựng. VinaCapital cũng đã hợp tác với Bechtel, nhà thầu xây dựng số 1 tại Mỹ để phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Năng lượng tái tạo sẽ được nhiều hỗ trợ ưu đãi
Trong dự thảo Quy hoạch Điện gần đây, Bộ Công thương tập trung vào mảng năng lượng tái tạo và nâng cấp đường dây truyền tải từ nay đến năm 2045. Theo đó, tương lai gần Việt Nam vẫn sẽ chủ yếu dựa vào nguồn nhiệt điện, nhưng năng lượng mặt trời và điện gió là động lực tăng trưởng chính trong những năm tới.
Điện mặt trời hiện vẫn còn tiềm năng tăng trưởng nhưng ưu đãi từ chính phủ đã không còn quá hấp dẫn. Tuy nhiên, mảng điện mặt trời nổi và điện mặt trời áp mái sẽ vẫn phát triển vì công suất hiện tại của mảng này còn thấp so với kế hoạch.
Về thị trường điện gió, câu chuyện tăng trưởng mảng này đang mô phỏng lại câu chuyện tăng trưởng điện mặt trời trong năm 2019 khi giá bán điện khá hấp dẫn đến từ chính sách khuyến khích điện gió của Bộ Công Thương.
Các dự án trên bờ sẽ nhận được 8,5 USD/kWh, các dự án gần bờ và xa bờ sẽ được hưởng 9,8 USD/kWh. Điều kiện quan trọng nhất là các dự án sẽ phải COD trước ngày 30.11.2020.
Không chỉ điện gió và điện măt trời, giai đoạn 2021 – 2022 còn được dự báo là thời điểm tốt cho thủy điện. Ảnh: VTV |
Không chỉ điện gió và điện măt trời, giai đoạn 2021 – 2022 còn được dự báo là thời điểm tốt cho thủy điện. Theo Trung tâm dự báo môi trường quốc gia (NCEP), xác suất La Nina xảy ra từ nay đến tháng 4.2021 là hơn 60%, cao tương đối so với hiện tượng El Nino và trung lập. Sau giai đoạn thời tiết khô hạn vào năm 2019 và đầu năm 2020, mảng thủy điện bị sụt giảm về cả sản lượng và doanh thu. Việc La Nina quay trở lại sẽ có lợi cho các nhà máy thủy điện trong thời gian tới.
Về nguồn vốn, nhiều ngân hàng nước ngoài cam kết dư địa cho vay mảng năng lượng tái tạo với tỷ trọng khá cao trong thời gian tới. Theo báo cáo thường niên năm 2019 của ADB, ADB sẽ tập trung cho vay năng lượng tái tạo giai đoạn 2019-2024, chiếm khoản 24% tổng giải ngân của họ cho lĩnh vực này. Để thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2030, ADB sẽ cung cấp các sản phẩm nợ và bảo lãnh phù hợp, mở rộng các dịch vụ tiền tệ của mình để cải thiện kết quả dự án.
Theo Quỹ Năng lượng Tái tạo của WB, WB cam kết giúp các nước cân bằng giữa chi phí tài chính và chi phí xử lý môi trường, nghĩa là sẽ hỗ trợ các nước tài trợ vốn vay vài các dự án năng lượng tái tạo, thay vì chi phí xử lý môi trường từ các nhà máy nhiệt điện gây nên. WB hiện đang cam kết tài trợ 21,4 nghìn tỉ USD và cho vay 27,5 nghìn tỉ USD cho Quỹ Khí hậu Chiến lược của mình.
► GEC đặt trọng tâm điện mặt trời và đa dạng sang điện gió trong năm 2019
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
-
Minh Đức
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn