Hủy
Kinh Doanh

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục "chảy" vào Việt Nam

Nhật Lệ Thứ Sáu | 10/02/2023 15:59

Trong tháng 1/2023, điểm tích cực là vốn FDI đăng ký mới tăng cả về số dự án và số vốn đăng ký. Ảnh: TL.

 
 
Dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng thêm 14% vào năm 2022, lên 22 tỉ USD và VinaCapital kỳ vọng dòng vốn này sẽ tiếp tục tăng tương tự trong năm nay.

Trong tháng 1/2023, vốn FDI giải ngân giảm 16,3% so với cùng kỳ xuống còn 1,35 tỉ USD. Tổng vốn FDI đăng ký giảm 19,8% so với cùng kỳ xuống mức 1,69 tỉ USD do vốn đăng ký bổ sung và góp vốn mua cổ phần đều giảm so với cùng kỳ năm trước. 

Điểm tích cực là vốn FDI đăng ký mới tăng cả về số dự án và số vốn đăng ký. Trong đó, bán buôn, bán lẻ, sữa chữa ô tô có vốn đầu tư mới lớn nhất; theo sau là ngành công nghiệp, chế biến. Bắc Giang là địa phương thu hút vốn FDI mới lớn nhất nhờ hai dự án FDI lớn là Nhà máy công nghệ chính xác Fulian của Singapore; nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời của Hainan Longi Green Energy.

Trung tâm Phân tích của Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) đánh giá, vốn thực hiện giảm do ảnh hưởng của dịp Tết. Tuy nhiên dòng vốn giải ngân kỳ vọng duy trì khả quan khi các dự án từ Samsung, Goertek, LG Display sẽ sớm được đưa vào triển khai.

kỳ vọng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục hồi phục do tác động của việc đồng USD mạnh lên so với Đồng Việt Nam (VND) đang giảm dần.
Mirae Asset kỳ vọng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục hồi phục do tác động của việc đồng USD mạnh lên so với Đồng Việt Nam (VND) đang giảm dần.

Ở góc nhìn khác, Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng nhìn chung, Việt Nam được kỳ vọng vẫn giữ được lợi thế trong việc thu hút FDI trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang tái cơ cấu. Thêm vào đó, công ty chứng khoán này kỳ vọng dòng vốn FDI sẽ tiếp tục hồi phục do tác động của việc đồng USD mạnh lên so với Đồng Việt Nam (VND) đang giảm dần. Tuy nhiên, có 3 yếu tố mà nhà đầu tư cần tiếp tục theo dõi bao gồm: Tỉ giá USD/VND; rủi ro địa chính trị; và sự cạnh tranh gia tăng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia (chẳng hạn như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ).

 

Theo khảo sát của JETRO và các tổ chức khác, sức hấp dẫn chính của Việt Nam với tư cách là điểm đến của FDI bắt nguồn từ thực tế là mức lương tại nhà máy chỉ bằng một phần ba so với ở Trung Quốc và chất lượng lực lượng lao động tương đương với Trung Quốc.

Một yếu tố khác là vị trí địa lý của Việt Nam gần với chuỗi cung ứng của châu Á, đặc biệt là ngành công nghệ cao. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia bắt đầu đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc vì nhiều lý do, bao gồm chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Theo đánh giá của VinaCapital, sự leo thang căng thẳng thương mại, cùng với chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc, giúp giải thích tại sao Samsung (vốn đã là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam) tuyên bố sẽ bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn trong nước và Apple tuyên bố sẽ bắt đầu sản xuất Apple Watch và MacBook tại Việt Nam, đây sẽ là sản phẩm đầu tiên được sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

“Theo những người trong cuộc, Apple có “kế hoạch lớn cho Việt Nam”, đồng thời lưu ý rằng việc sản xuất Apple Watch là đặc biệt phức tạp”, báo cáo của VinaCapital viết. Hệ quả của tất cả những điều trên, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng thêm 14% vào năm 2022, lên 22 tỉ USD (hay 6% GDP) và VinaCapital kỳ vọng dòng vốn này sẽ tiếp tục tăng tương tự trong năm nay. 

Có thể bạn quan tâm 

Ngày 9/2: Dự báo mới về kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng ra sao đến giá vàng?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới