Lãi ròng quý III của Nhựa Thiếu niên Tiền Phong giảm 55%
Vì đâu doanh thu sụt giảm?
Trong Báo cáo Tài chính hợp nhất quý III của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), doanh thu thuần giảm 11% đạt 1.137,9 tỉ đồng, lãi gộp giảm 23,3% còn 323 tỉ đồng.
Thêm vào đó, lãi từ công ty liên doanh liên kết giảm mạnh từ 82,7 tỉ đồng xuống 9,8 tỉ đồng do quý III-2017, công ty liên kết Công ty Cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong phía Nam tăng vốn đã tạo ra thặng dư vốn cổ phần và làm tăng lợi nhuận với giá trị gần 70 tỉ đồng.
Bởi vậy, dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý cùng giảm 29% và 26,4%, lợi nhuận ròng của công ty vẫn giảm 55% so cùng kỳ năm trước, đạt 77,2 tỉ đồng.
Công ty cho biết lợi nhuận trong kỳ giảm mạnh do doanh thu bán hàng giảm 139 tỉ, giá nguyên vật liệu tăng mạnh và lãi suất thị trường tăng khiến chi phí tài chính tăng.
Bên cạnh đó, trước những biến động tăng giá mạnh của thị trường nguyên vật liệu đầu vào cùng với cạnh tranh quyết liệt trên thị trường đầu ra trong nước. Ban lãnh đạo công ty đã điều chỉnh lại thời gian khấu hao tài sản cố định nhằm đảm bảo thời gian khấu hao phù hợp với thời gian hữu dụng ước tính của tài sản từ đó làm giảm chi phí khấu hao so với cùng kỳ năm trước là 80,4 tỉ đồng, cân đối lại chính sách bán hàng từ đó làm giảm chi phí bán hàng tương ứng so với cùng kỳ năm trước 76 tỉ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần NTP đạt 3.208 tỉ đồng, giảm 3,6%; lãi ròng 222 tỉ đồng, giảm 39%. So với kế hoạch năm, công ty thực hiện được 67% chỉ tiêu doanh thu và 53% chỉ tiêu lãi trước thuế.
Chiến lược chống thâu tóm
So với cùng kỳ năm ngoái, NTP có doanh thu tăng trưởng tốt hơn rất nhiều. Lũy kế 9 tháng đầu năm, NTP ghi nhận lãi sau thuế đạt 363 tỉ đồng, tăng 27% so với 9 tháng 2016.
Doanh thu thuần quý III/2017 của công ty tăng trưởng 15% so với cùng kỳ, đạt 1.280 tỉ đồng, chủ yếu đến từ doanh thu bán sản phẩm chiếm 95%. Lãi gộp của NTP tăng 174% so với cùng kỳ, đạt 421 tỉ đồng. Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp tăng không đáng kể so với quý III-2016.
Cuối quý III/2017, NTP báo lãi ròng 161 tỉ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ. Lý giải về điều này, NTP cho hay việc phát hành tăng vốn tại công ty liên kết là CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Phía Nam đã tạo ra thặng dư vốn cổ phần góp phần đẩy lợi nhuận quý này tăng mạnh. Cũng trong 2017, đối tác Nhật cũng tham gia đầu tư vào cổ phiếu của NTP.
Từ đầu năm 2018, giá nguyên liệu đầu vào tang cao khiến lợi nhuận của Nhựa Tiền phong giảm nhẹ trong quý I và giảm dần trong quý II và thua lỗ trong quý III.
Nhựa Tiền Phong có 2 công ty liên kết là CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong phía Nam (đầu tư 237,4 tỉ đồng) và CTCP Bao bì Tiền Phong (đầu tư 11,14 tỉ đồng). Ngoài ra công ty vẫn đang duy trì khoản đầu tư cổ phiếu dài hạn vào Nước sạch Nam Định (gần 47 tỉ đồng), vào CTCP Công nghệ thiết bị Tiền Phong (5,14 tỉ đồng), vào Trái phiếu ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (150 tỉ đồng) và đầu tư mới vào Cấp thoát nước tỉnh Hà Giang (1,12 tỉ đồng). Như vậy so với thời điểm cuối quý III- 2017 thì các khoản đầu tư của NTP đã tăng đáng kể.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Minh Đức
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Surajit Rakshit