LEX mở rộng mạng lưới giao nhận
Internet
→Alibaba đổ thêm 1 tỷ USD vào Lazada, sẵn sàng cạnh tranh với Amazon
→Vì sao Lazada giảm chiết khấu cho người bán ?
Theo đó, chiến lược đầu tiên của LEX là đầu tư hệ thống sắp xếp hàng tự động ở khu vực Hà Nội đồng thời nâng cấp công suất ở TP.HCM. Được biết, đây là hệ thống tự động đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Bắt đầu từ quý II/2017, LEX đã xây dựng trung tâm này ở quận Gò Vấp (TP.HCM) và đưa vào hoạt động hồi đầu tháng 11 vừa qua.
Ông Vũ Đức Thịnh, Giám đốc LEX, cho biết trước đây việc sắp xếp, phân loại hàng hóa bằng tay rất mất thời gian vì nhân viên phải scan mã vạch để phân loại, dễ dẫn đến sai sót vào những ngày mua sắm lớn. Với hệ thống tự động, công suất tăng từ 3-5 lần cùng với tỉ lệ sai sót gần như bằng 0. Từ đó, LEX có thể tăng khả năng giao hàng nhanh và đúng giờ cho khách hàng.
Trước đây, khi phân hàng hóa bằng tay, LEX cần 20 người để thực hiện công việc này thì nay không có ai, số lượng người đó được sắp xếp để phục vụ các công việc khác.
“Quan trọng hơn là khi mở rộng công suất lên tối đa, lượng người cần thêm chỉ tăng cao lắm là 40%. Do vận hành thành công trong mùa sắm 11-11 vừa qua nên Lazada Việt Nam đã quyết định đầu tư thêm một trung tâm ở Hà Nội đồng thời tăng công sức trung tâm hiện tại”, ông Thịnh nói.
Không chia sẻ con số cụ thể, nhưng ông Thịnh cho biết số tiền đầu tư hệ thống sắp xếp hàng tự động lên tới vài triệu USD. Không khó để hiểu vì sao LEX phải đầu tư hệ thống tự động vì các công ty giao nhận như LEX có lợi nhuận gộp chỉ từ 3% đến 5% do phụ thuộc vào sức người, để tăng lợi nhuận họ cần đầu tư công nghệ để sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
Chiến lược thứ hai của LEX là bên cạnh tăng số lượng trung tâm chuyển hàng ở các thành phố lớn, công ty sẽ mở rộng mạng lưới pick-up hàng hóa. Đây là mạng lưới mà người bán có hàng tại các cửa hàng gần nhất. Hiện LEX có khoảng 80 điểm trên toàn quốc, dự kiến sẽ tăng lên 1.000 điểm vào cuối năm sau. Trước đó, DHL eCommerce (Đức) cũng tuyên bố sẽ mở 1.000 điểm dịch vụ, có chức năng tương tự mạng lưới pick-up của LEX, từ đây đến năm 2018.
Theo báo cáo “Tương lai của thương mại điện tử trong ngành hàng tiêu dùng nhành” của Kantar Worldpanel, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đóng vai trò là xương sống, nên giao nhận thương mại điện tử cũng sôi động theo.
Ngoài LEX, thị trường thương còn có các doanh nghiệp nước ngoài nổi bật khác như DHL ecommerce, SF Express (Trung Quốc)... Trong nước, Giao Hàng Tiết Kiệm là các tên đang nổi lên gần đây sau tin tồn được Sea ( Singapore) mua lại.
Theo ông Charles Brewer, Giám đốc Điều hành DHL eCommerce, doanh thu thị trường giao nhận thương mại điện tử ở Việt Nam chiếm khoảng 10% doanh thu thị trường thương mại điện tử, tương đương 200 triệu USD.Tuy nhiên, con số này sẽ tăng theo tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam, vốn rất khả quan vì hiện chỉ mới chiếm 1% so với doanh thu bán hàng truyền thống.
LEX là bộ phận được giao thành lập từ năm 2012, do một số đặc tính riêng của Lazada Việt Nam nên cần phải có một đội ngũ giao nhận trong nhà để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội bộ. Dần dần , công ty thấy được sự lớn mạnh của nhu cầu giao nhận ở thế giới và Việt Nam nên Lazada quyết định tách LEX thành một công ty riêng. Tuy nhiên, hiện nay LEX vẫn chỉ đảm trách khâu giao nhận cho Lazada Việt Nam.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ