Masan Consumer: Trở lại top thương hiệu mạnh
Masan Consumer (MCH) trở lại Top 3 công ty đầu tư xây dựng thương hiệu nhiều nhất và việc tung các sản phẩm mới thành công trong nửa cuối năm 2017 đã giúp doanh thu thuần đạt 7.338 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2018 so với mức 5.462 tỉ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Tăng trưởng này đến từ tăng trưởng của ngành gia vị, thực phẩm tiện lợi và người tiêu dùng cũng đang chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp của MCH. Về lĩnh vực đồ uống, dẫn đầu bởi nước tăng lực Wake-up 247, tăng trưởng bán hàng đến người tiêu dùng đạt 32,1% nhờ vào mạng lưới phân phối được mở rộng và sức mạnh thương hiệu được cải thiện.
Giai đoạn năm 2014-2016, MCH tập trung vào thực hiện khuyến mãi mà không chú trọng đầu tư thương hiệu, MCH thậm chí đã không còn nằm trong Top 10 công ty đầu tư xây dựng thương hiệu và chỉ đầu tư 3% vào xây dựng thương hiệu. Do đó, thời gian tồn kho lên đến 80 ngày vào cuối năm 2016 và doanh thu chỉ tăng 1%. Do đó, MCH đã dành 6 tháng cuối năm 2017 cho nỗ lực giảm tồn kho và chi mạnh cho thương hiệu. Kết quả của nỗ lực này đã nhanh chóng được thể hiện trong kết quả nửa đầu năm 2018.
MCH trở lại Top 3 công ty đầu tư xây dựng thương hiệu nhiều nhất và việc tung các sản phẩm mới thành công trong nửa cuối năm 2017 đã giúp doanh thu thuần tăng lên 7.526 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2018 so với mức 5.496 tỉ đồng cùng kỳ năm 2017, và mức 6.354 tỉ đồng trong nửa đầu năm 2016.
Tăng trưởng này đến từ tăng trưởng của ngành gia vị, thực phẩm tiện lợi và người tiêu dùng cũng đang chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm cao cấp của MCH như dòng sản phẩm Chin-su, Nam Ngư Nhãn Vàng, Nam Ngư Phú Quốc, Tam Thái Tử Thượng Hạng, mì ly Omachi…
Nỗ lực xây dựng thương hiệu của MCH được chứng minh qua kết quả nghiên cứu Brand Footprint 2017 của Kantar Worldpanel: với 6 nhãn hiệu nằm trong Top 10 các thương hiệu mạnh về thực phẩm và đồ uống tại khu vực nông thôn, Masan sở hữu số lượng thương hiệu mạnh nhiều nhất trong ngành. Đặc biệt, nhãn hiệu Nam Ngư “tiếp tục là thương hiệu Thực phẩm được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn đồng thời đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thành thị. Hiện Masan Consumer đang là nhãn hiệu đứng thứ hai tại Việt Nam về sô lần chọn mua với 306 triệu lần, chỉ sau Unilever.
Dòng sản phẩm cao cấp của các nhãn hiệu chủ chốt của MCH được đón nhận một phần do thu nhập của người Việt Nam đang dần tăng lên khoảng 8,8%/năm với tầng lớp trung lưu tăng trưởng. Hiện tại, với 70% dân số trong độ tuổi lao động, mức chi tiêu của người Việt Nam được cho là sẽ đạt hơn 170 tỉ đồng vào năm 2020. Người tiêu dùng bắt đầu có nhận thức cao hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm nên nhu cầu cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống có thương hiệu, an toàn và nguồn gốc rõ ràng là vô cùng lớn.
MCH cũng đang đón đầu xu hướng tiêu dùng cao cấp bằng việc áp dụng công nghệ từ Jinju thông qua việc liên doanh với Jinju Ham (Hàn Quốc) để làm ra các sản phẩm xúc xích tiệt trùng cao cấp, một phân khúc hoàn toàn mới tại Việt Nam. Các sản phẩm cao cấp cũng sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận của MCH như cách mà Công ty đang làm với ngành nước tương, nước mắm và mì ăn liền.
Theo kế hoạch dự báo doanh thu và lợi nhuận của Ban Điều hành năm 2018, MCH được kỳ vọng sẽ đạt biên lợi nhuận gộp tương tự và đạt EBITDA trên 4.000 tỉ đồng, tăng 50% so với năm 2017. Masan Consumer được kỳ vọng sẽ đạt lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông Công ty từ 3.100-3.400 tỉ đồng
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
-
Minh Đức