Dưới đây là những hình ảnh thể hiện nguồn tài nguyên dồi dào khiến nhiều người thèm khát của đất nước Đông Nam Á mới mở cửa này.
Thời gian gần đây, Myanmar đã trở thành điểm nóng mới nổi lên trên bản đồ kinh tế thế giới.Trong bối cảnh các nước phương Tây lần lượt dỡ bỏ cấm vận và bản thân Myanmar cũng phát ra nhiềutín hiệu tích cực, các công ty đều háo hức thâm nhập thị trường này với mong muốn hưởng lợi từnguồn tài nguyên dồi dào chưa hề được khai thác trước đó.
Dưới đây là những hình ảnh thể hiện nguồn tài nguyên dồi dào khiến nhiều người thèm khát củađất nước Đông Nam Á mới mở cửa này.
Myanmar chiếm tới 80% sản lượng gỗ tếch toàn cầu. Đây là loại gỗ đặc biệt phổ biến ở châu Á,được sử dụng làm đồ nội thất và đóng tàu thuyền.
Chính phủ Myanmar cấm xuất khẩu gỗ tếch bắt đầu từ năm 2014. Myanmar muốn đẩy mạnh xuất khẩucác sản phẩm gỗ tếch đã hoàn thiện.
Myanmar rất giàu các loại đá quý, điển hình là ngọc bích. Do nhu cầu từ Trung Quốc, giá cả cácloại đá quý đã tăng chóng mặt.
Nước này cũng có trữ lượng lớn đá ruby máu đỏ (blood red ruby) - một trong những loại đá quýnhất trên thế giới. Đá quý, đặc biệt là ruby, từng là nguồn thu lớn thứ 3 của Myanmar. Vùng Mogokcủa Myanmar cung cấp tới 90% nguồn cung ruby trên toàn thế giới. Trẻ em 4 tuổi và người già thườnglàm việc trong các hầm mỏ được quản lý bởi chính phủ với mức thu nhập 1,5 USD/ngày.
Đồng là 1 nguồn tài nguyên khác của Myanmar.
Hầu hết trong số 64 triệu dân của Myanmar làm nghề nông. Nôngnghiệp chiếm khoảng 36% GDP của Myanmar.
Myanmar đã từng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1960 - 1963 những đãđánh mất vị trị này trong suốt 5 thập kỷ hỗn loạn.
2/3 năng lượng sử dụng ở Myanmar đến từ các sản phẩm sinh học như củi, than củi. Đây là nướccó tỷ lệ sử dụng điện bình quân trên đầu người thấp nhất ở châu Á.
Myanmar được cho là có trữ lượng khí tự nhiên vào khoảng 11 - 23 nghìn tỷ feet khối. Gas làhàng hóa xuất khẩu mạnh nhất của Myanmar và phần lớn được xuất khẩu sang Thái Lan.