Hủy
Kinh Doanh

“Sách trắng” lo sức khỏe của doanh nghiệp?

Hải Vân Thứ Ba | 23/04/2019 14:36

33,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh Quý 1/2019 tốt hơn so với Quý 4/2018. Ảnh: vtc.vn

 
 
"Sách trắng" sẽ tập trung vào 3 chỉ số: Số lượng doanh nghiệp, tốc độ phát triển doanh nghiệp và bảng chỉ số đóng góp của doanh nghiệp đối với địa phương

Tháng 5.2019, Chính phủ sẽ ban hành “Sách trắng” để đánh giá sức khoẻ của doanh nghiệp trong từng năm và ở từng địa phương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết hôm 20.4 khi tiếp xúc cử tri là doanh nghiệp để gửi tới Kỳ họp thứ 7, khoá XIV sẽ diễn ra vào tháng 5 tới.

54,6% dự đoán Quý 2 tốt hơn

Khảo sát về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do Tổng cục Thống kê thực hiện, cho thấy sự lạc lạc quan của doanh nghiệp trong Quý 1/2019, với 33,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh Quý 1/2019 tốt hơn so với Quý 4/2018 và 40,5% cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, thậm chí  54,6% doanh nghiệp dự đoán tình hình kinh doanh Quý 2 tốt hơn Quý 1, trong khi chỉ 10,6% là dự báo khó khăn hơn.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung ba tháng đầu năm nay, cả nước có 28.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. 

Lạc quan giảm đáng kể

Theo tính toán của Tổng cục Thống kế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam Quý 1/2019 đạt mức 6,79% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng thực thế, con số này đã cho thấy đà tăng trưởng có phần giảm sút trong năm 2019, giữa lúc số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng mạnh

Tuy nhiên, mức tăng trưởng của Quý 1 này chỉ đạt mức 6,79% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước tới 7,45%, thậm chí tốc độ tăng của một số ngành có dấu hiệu chậm lại.

Báo cáo kinh tế quý 1/2019, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) ghi nhận, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) trong Quý 1/2019 đã có sự sụt giảm so với  tháng 12.2018, giảm từ 53,8 điểm xuống lần lượt còn 51,9, 51,2 và 51,9 điểm trong ba tháng đầu năm 2019, thể hiện tốc độ mở rộng chậm ở khu vực sản xuất.

Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách “VEPR), PGS.TS Phạm Thế Anh, nói rằng, nguyên nhân sụt giảm mạnh của chỉ số PMI xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm qua vào tháng 2/2019 là do sự sụt giảm về lượng việc làm và hàng tồn. Ông nói, điều này đã khiến mức độ lạc quan của nhà sản xuất “giảm đáng kể”.

“Sach trang” lo suc khoe cua doanh nghiep?
 

"Điểm đáng lưu ý" trong Quý 1/2019, Kinh tế trưởng của VEPR cho là việc 14.761 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20,8% so với năm trước. Cạnh đó, 58,4% trong số 15.331 doanh nghiệp chờ hoàn thành thủ tục giải thể bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp theo chương trình rà soát năm 2018. 

Dù vậy, quy mô việc làm tạo mới được xem là điểm sáng trong quý I/2019. Theo Báo cáo của VEPR, quy mô việc làm tạo mới trong ba tháng đầu năm 2019 tăng 40,9%, mức 317,6 nghìn người, so với cùng kỳ năm 2018.

“Sach trang” lo suc khoe cua doanh nghiep?

Xét theo thành phần, tính đến tháng 3.2019, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,5%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,5%, doanh nghiệp FDI tăng 3,1%.

Thế nhưng, báo cáo của VEPR cũng ghi nhận doanh nghiệp FDI vẫn là khu vực có tăng trưởng việc làm nhanh nhất so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục thu hẹp lao động, phù hợp với khuynh hướng tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng còn chậm.

Thực ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Hằng năm, Chính phủ đều ban hành Nghị quyết 19 để đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Chính phủ xác định mục tiêu cụ thể là đến năm 2020 nước ta có khoảng 1 triệu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, kết quả cải thiện môi trường kinh doanh đang chững lại, chưa được thực thi một cách quyết liệt  và thực chất. Cạnh đó, kết quả sản xuất cũng như các cơ hội sản xuất của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khu vực tư nhân còn rất yếu.

Dự báo, kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tục đối diện nhiều thách thức. PGS Thế Anh khuyến cáo, môi trường kinh doanh cần tiếp tục được cải thiện, các chính sách kinh tế cần tập trung vào nền kinh tế thực để vực dậy doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới