Sao Ta thành "sao sáng" của PAN
Bị "gả bán" vì công ty mẹ thua lỗ
Sao Ta, “con gà đẻ trứng vàng” của Công ty Thủy sản Hùng Vương đã thuộc về Tập đoàn Pan, sau khi Hùng Vương thua lỗ và bắt buộc phải gả bán.
Theo thông tin quý II, doanh thu thuần của Pan tăng 86% so với cùng kỳ 2017. Trong đó, Sao Ta đóng góp 49,6% tổng doanh thu của Tập đoàn. Sao Ta được mệnh danh là công ty ngôi sao vì doanh thu tăng trưởng đến ổn định và luôn ở mức 25-45%. Quý I, Công ty Sao Ta công bố doanh thu đạt 772 tỉ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ 2017.
Trong đầu quý I, doanh thu bán hàng của công ty này tăng 30%, đáng kể nhất là sự tăng trưởng tại các thị trường châu Âu và châu Mỹ với mức tăng lần lợt 88% và 74%. Phần lớn hoạt động kinh doanh thủy sản và nông sản của Sao Ta đều tập trung ở nước ngoài. Thị trường nội địa chỉ chiếm hơn 2,3% tổng doanh thu của doanh nghiệp này. Vượt qua Nhật Bản, châu Âu đang là thị trường mang lại doanh thu lớn nhất cho Sao Ta với 350 tỉ đồng trong riêng quý đầu năm.
Sao Ta thuộc top 3 công ty xuất khẩu tôm lớn nhất và là công ty nuôi trồng, chế biến tôm hiệu quả nhất Việt Nam. Hiện nay, 40% sản lượng xuất khẩu của Sao Ta là vào thị trường Nhật Bản. Năm 2017, Công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.248 tỉ đồng, tăng trưởng 7%, lợi nhuận sau thuế đạt 122 tỉ đồng, tăng trưởng gần 30%.
Cổ phiếu vẫn tăng dù doanh thu giảm
Được kỳ vọng tiếp tục tăng tốc nhưng trong tháng 7 và 8 vừa qua, doanh thu của Sao Ta giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù doanh thu có giảm sút nhưng cổ phiếu Sao Ta trong tháng 7 đã có mức tăng hơn 9%, lên mức 22,650 đồng/cổ phiếu.
Tháng 8, doanh số mang về 14,2 triệu USD, thấp hơn mức 14,7 triệu USD của cùng kỳ năm trước. Lý do chính là do cỡ tôm nhỏ hơn, đơn giá thấp hơn và mặt bằng giá thế giới thấp hơn. Trong tháng 8, thị trường tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tương đối ổn định với tôm sú và tăng nhẹ đối với tôm thẻ chân trắng.
Do giá tôm thấp nên nhiều người dân ở khu vực Ấn Độ, Thái Lan giảm thả nuôi, sản lượng tôm của Ấn Độ có thể giảm đến 20% so với năm 2017, sản lượng tôm Thái Lan cũng sẽ chỉ còn khoảng 300.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dịp cuối năm tăng cao, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ dịp lễ quan trọng cuối năm 2018.
Trong tháng 9.2018, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố mức thuế chính thức chống bán phá giá tôm của FMC cho POR12 (thời gian bán hàng từ đầu tháng 2.2016 đến hết tháng 1.2017).
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hải Vân
-
Công Sang
-
Hải Đăng
-
Trung Nam