Tỉ lệ doanh nghiệp dệt may bán hàng qua internet tăng gấp đôi sau 1 năm
Đơn hàng bình quân của các doanh nghiệp hiện đã giảm từ 25-27%. Ảnh: TTX
Báo cáo cũng cho biết quần áo may mặc các loại vẫn là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, tới 29,1 tỉ USD. Ngoài quần áo, ngành dệt may Việt Nam cũng xuất khẩu vải với 2,13 tỉ USD, xơ sợi 4,083 tỉ USD, phụ liệu may 1,165 tỉ USD, vải địa 747 triệu USD. Dự kiến cả năm 2022 ngành dệt may Việt Nam đạt mục tiêu với 42 tỉ USD
Về thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, Hoa Kỳ tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42%, tiếp đến là Trung Quốc 11%, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng chiếm 9%, thị trường khu vực ASEAN chiếm 6%, Nga 1% và còn lại là các thị trường khác.
Trước những khó khăn hiện nay, theo tính toán của VITAS đơn hàng bình quân của các doanh nghiệp hiện đã giảm từ 25-27%. Doanh nghiệp sản xuất gia công, sản xuất mặt hàng giá rẻ chịu tác động nặng nề nhất. Bù lại, các công ty này chủ động được đơn hàng, chủ động được khách hàng. Tỉ trọng gia công trong ngành dệt may Việt Nam năm 2022 là 17-18%.
Trước hiện tượng lao động bị nghỉ việc trong thời gian gần đây, VITAS cho biết công nhân dệt may bị mất việc chiếm khoảng 5-7%. Về thị trường nội địa, 10 tháng doanh thu nội địa của dệt may Việt Nam đạt 4,8 tỉ USD, mục tiêu cả năm là 5,8-6 tỉ USD. Đặc biệt, nếu như năm 2021, tỉ lệ doanh nghiệp dệt may bán hàng qua thương mại điện tử chỉ khoảng 7-8%, thì năm nay đã tăng lên 18-20%.
Bên cạnh đó, không chỉ với thị trường trong nước, kinh doanh qua môi trường internet cũng được các nhà nhập khẩu áp dụng triệt để. Những nhãn hàng lớn hầu hết vẫn đưa ra ý tưởng, trao đổi với doanh nghiệp Việt Nam qua môi trường trực tuyến để doanh nghiệp thiết kế, chào giá, thậm chí có nhãn hàng còn chưa đến Việt Nam.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trực Thanh
-
Nguyễn Mai
-
Minh Đức