Nạn phá rừng Amazon ở Brazil tăng lên mức cao nhất trong 12 năm
Hơn 11.000 km2 rừng nhiệt đới đã bị phá hủy ở Brazil trong khoảng thời gian từ 8.2019 - 7.2020. Ảnh: Greenpeace.
Theo The Guardian, một khu vực rừng nhiệt đới Amazon rộng lớn gấp 7 lần London đã bị phá hủy trong năm ngoái khi nạn phá rừng tăng lên mức cao nhất trong 12 năm.
Các số liệu do Viện Vũ trụ Brazil Inpe công bố hôm 30.11 cho thấy: ít nhất 11.088 km2 rừng nhiệt đới đã bị san bằng từ tháng 8.2019 đến tháng 7 năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Việc bảo vệ Amazon là rất quan trọng để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu thảm khốc. Ảnh: AP. |
Điều đó có nghĩa là Brazil sẽ bỏ lỡ mục tiêu của chính mình, được thiết lập theo luật biến đổi khí hậu năm 2009, nhằm giảm nạn phá rừng xuống khoảng 3.900 km2.
Nhà môi trường người Brazil Carlos Rittl làm việc tại Viện Nghiên cứu Bền vững Cao cấp của Đức cho biết những con số này là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy những thiệt hại đối với môi trường kể từ khi Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhậm chức vào tháng 1.2019.
Theo nhà môi trường Carlos Rittl, “Những khu rừng khổng lồ, có diện tích bằng 1/3 diện tích nước Bỉ, đang bị mất đi đơn giản là vì dưới thời ông Jair Bolsonaro, những kẻ phá hoại rừng không cảm thấy sợ bị trừng phạt”.
Phó Tổng thống Brazil Hamilton Mourão đã cố gắng đưa ra một hướng tích cực về những con số ảm đạm khi ông đến thăm trụ sở của Viện Vũ trụ Inpe. Phó Tổng thống tuyên bố mức tăng hàng năm là 9,5%, thấp hơn một nửa so với con số dự đoán khoảng 20%.
Các nhà bảo vệ môi trường cho rằng “Con số này là một sự phẫn nộ. Nó cho thấy, mặc dù có kiểm dịch COVID-19, tội phạm môi trường vẫn gia tăng.
Phát ngôn viên Cristiane Mazzetti của Greenpeace cho Amazon cho biết: “Đây là con số thậm chí còn tồi tệ hơn năm 2019. Điều này phản ánh trực tiếp các chính sách chống môi trường của chính quyền Bolsonaro đã làm suy yếu các cơ quan giám sát và sử dụng các chiến lược sai lầm để chống nạn phá rừng”.
Những con số này cho thấy rằng chúng ta đang tiếp tục đi sai hướng so với hướng cần thiết để đối phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu và khủng hoảng đa dạng sinh học.
Rõ ràng, sự tàn phá tăng vọt không có gì ngạc nhiên khi các chính sách môi trường được thực hiện ở Brazil từ tháng 1.2019.
Các con số cho thấy kế hoạch của ông Jair Bolsonaro đã phát huy tác dụng triệt tiêu khả năng của nhà nước Brazil và các cơ quan giám sát của nó trong việc chăm sóc rừng và chống tội phạm ở Amazon.
Các số liệu từ hệ thống vệ tinh Prodes cho thấy phần lớn sự tàn phá đang xảy ra ở 4 khu vực: bang Pará, phía Bắc bang Mato Grosso, phía Nam bang Amazonas và Rondônia.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới vì nó hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide. Ảnh: AP. |
Cho đến nay, bang Pará, một điểm nóng về nạn phá rừng lâu năm, là bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm gần 47% tổng số vụ phá rừng.
Nhưng bất chấp chiến dịch tuyên truyền “xanh” ngày càng tăng của chính phủ Brazil, các nhà môi trường và nhà đầu tư nước ngoài vẫn nghi ngờ về nỗ lực bảo vệ khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Việc bảo vệ Amazon là rất quan trọng để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu thảm khốc do nó hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide.
Các nhà lãnh đạo châu Âu như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích dữ dội Brazil, cho rằng nước này chưa làm đủ để bảo vệ rừng. Chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã làm dấy lên khả năng Mỹ cũng sẽ gia tăng sức ép đối với Brazil về rừng nhiệt đới.
Có thể bạn quan tâm:
► Hơn 3 tỉ người bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu nước
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Hằng Nguyễn
-
Thanh Hằng
-
An Hạ
-
Việt Phong (Tổng hợp)
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn